Người cao tuổi là một bộ phận của dân số, là nguồn lực nội sinh của dân tộc. Hiện nay, người già phải đối mặt với không ít những dấu hiệu của tuổi tác: bệnh tật, tinh thần,… Tuy nhiên, một trong những điều đáng lo ngại nhất hiện nay là bệnh mất trí nhớ ở người già.
Bệnh mất trí nhớ ở người già được biểu hiện như thế nào? Có phương pháp nào để điều trị căn bệnh này hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin, hiểu biết cơ bản về bệnh mất trí nhớ ở người già nhé!
Thế nào là bệnh mất trí nhớ ở người già?
Tuổi tác của con người thường tỷ lệ nghịch với sức khỏe. Do đó, người già hiện nay mắc phải không ít bệnh tật. Trong số đó, không thể không kể tới bệnh mất trí nhớ. Mất trí nhớ hay còn gọi là đãng trí hay lẫn. Mất trí nhớ là hệ quả được tạo ra bởi sự thoái hóa não bộ, khiến cho người già mất dần khả năng ghi nhớ, đồng thời khả năng tái hiện lại trí nhớ cũng kém hơn rất nhiều. Quá trình lão hóa ở người già gây nên căn bệnh này mà ít người lớn tuổi nào không mắc phải.
Dấu hiệu mất trí nhớ ở người già
Có rất nhiều biểu hiện mất trí nhớ ở người già. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cơ bản phải kể đến dưới đây:
- Nhẹ nhất là hay bị quên những việc xảy ra.
- Không có khả năng nhớ được những thói quen thường xuyên, diễn ra hàng ngày như: tắm rửa, ăn cơm,…
- Mất tập trung, không chú ý, thờ ơ, không quan tâm đến mọi việc, mọi người xung quanh.
- Không thể ghi nhớ được những sự việc xảy ra xung quanh kể cả đã lâu hay mới xảy ra, thậm chí không nhớ, không nhận ra được con cháu, người thân.
- Thường quên đi các khái niệm về thời gian, nơi chốn, sự vật, con người.
- Thường xuyên nói linh tinh, không đúng sự thật.
- Dễ nổi giận, cáu gắt với mọi người.
- Thường xuyên đi lang thang, nói chuyện một mình, phản kháng lại sự chăm sóc của gia đình, người thân,…
- Giai đoạn nặng: một bộ phận người già mắc bệnh mất trí nhớ bị mất khả năng sinh hoạt, phụ thuộc hoàn toàn vào người thân chăm sóc.
>> Bạn không nên bỏ lỡ:
Nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở người già. Có thể kể ra một số nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Đây là một yếu tố thường dễ bắt gặp. Trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh mất trí nhớ có thể dẫn đến căn bệnh này.
- Quá trình lão hóa: lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh. Đa số người già mắc bệnh đều do nguyên nhân này.
- Chế độ dinh dưỡng và lối sống: chế độ ăn uống không khoa học, ít rau xanh, trái cây, hạn chế vận động là nguyên nhân gây nên bệnh này.
- Do bệnh tật: Mất trí nhớ có thể là hệ quả của bệnh chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,…
Biện pháp cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người già
Phòng tránh căn bệnh
Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là thay đổi chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt bằng các cách sau:
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả. Cần hạn chế ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống chứa cồn,…
- Bổ sung Vitamin E, vitamin C, vitamin B9,…
- Có lối sống lành mạnh, tích cực: Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích, tích cực tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động trí tuệ (đọc sách, chơi cờ,…), tham gia các hoạt động xã hội (tham gia các câu lạc bộ hưu trí, dưỡng sinh,…)
- Khám bệnh định kỳ để có thể sớm phát hiện và điều trị căn bệnh này.
>> Xem thêm: Bỏ túi những thực phẩm tốt cho người già
Quá trình điều trị
Y học ngày càng phát triển, tuy nhiên việc điều trị căn bệnh này còn rất nhiều khó khăn. Việc điều trị, cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người già rất cần có sự đồng hành của con cháu, gia đình, người thân.
- Trước hết, gia đình bệnh nhân cần phải chuẩn bị tinh thần vững vàng nhất để đón nhận.
- Luôn chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ người già bị mất trí nhớ. Hãy dùng sự quan tâm, tình cảm chân thành để chăm sóc ông bà, cha mẹ. Tuyệt đối không được nặng lời, trách móc làm tổn thương người mắc bệnh. Bởi đây đã là một tổn thương lớn. nếu không có sự thấu hiểu, thông cảm sẽ rất dễ bị tủi thân, sợ hãi.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh.
Bệnh mất trí nhớ ở người già là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Do đó, gia đình, người thân và cộng đồng cần phối kết hợp để phòng ngừa, cải thiện căn bệnh này ở người cao tuổi.