Theo các số liệu mới công bố, hiện nay, số người già (trên 60 tuổi) ở Việt Nam đã lên đến 10 triệu người, chiếm 11% dân số cả nước. Trong đó, một số vấn đề nổi cộm về cuộc sống của người già ở Việt Nam được nhiều người quan tâm chính là việc làm, thu nhập, sức khỏe, quan hệ xã hội, môi trường sống,…
Với tỷ lệ khá lớn người già, nước ta đang trong quá trình già hóa dân số và đánh mất vị thế dân số vàng. Vậy cuộc sống của người già ở Việt Nam ra sao? Làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và giúp họ tạo ra nhiều giá trị có ích hơn cho xã hội? Cùng Trung tâm Giúp việc Hồng Doan tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!
Đa dạng việc làm cho người già
Hiện nay có rất nhiều người già dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn muốn được tiếp tục làm việc, cống hiến cho gia đình, xã hội sao cho phù hợp với điều kiện sức khỏe và khả năng của mình. Ngoài ra, nhiều người cũng muốn làm việc để có thêm thu nhập, sống tự do, không cần phụ thuộc vào con cái. Họ cũng muốn được sống có ích và được tạo điều kiện để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước.
Hiểu được nhu cầu cấp thiết đó, rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cả Nhà nước đã và đang tạo điều kiện hỗ trợ để người già tiếp tục công tác, phát huy tối đa chất xám và khả năng của mình. Ngoài việc có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống thì người già còn có thêm niềm vui, trí não được hoạt động liên tục giúp họ minh mẫn và khỏe mạnh hơn.
Nhiều cuộc điều tra xã hội cũng chỉ ra rằng có tới 70% người già trong độ tuổi từ 60 – 69 tuổi phải tiếp tục lao động để kiếm sống. Trong đó, có 38% số người trong độ tuổi này phải đóng vai trò trụ cột trong kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, trong tình trạng lao động dư thừa và sinh viên thất nghiệp nhiều như hiện nay thì việc người già tìm được công việc phù hợp cho bản thân cũng là vấn đề hết sức nan giải.
Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe đầy đủ tăng mạnh
Theo nhiều cuộc điều tra về cuộc sống của người già ở Việt Nam cho thấy, có tới 95% người già, người cao tuổi mắc bệnh và có nhu cầu chữa bệnh nhưng chưa được đáp ứng kịp thời. Thực tế hiện nay mới chỉ có nhóm người cán bộ, công chức có lương hưu được khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác nhờ Nhà nước bỏ tiền mua bảo hiểm y tế cho họ.
Không nhiều người biết rằng những bệnh tâm lý ở người già do việc phải từ bỏ nghề nghiệp, công việc đã gắn bó trong nhiều năm khiến họ cảm thấy hụt hẫng. Sự thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, phương thức sinh hoạt, thậm chí sự đảo lộn về vị thế trong gia đình,… cũng khiến nhiều bệnh lý ở người già tăng cao và trầm trọng hơn so với người trẻ tuổi.
Ngoài các bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, xương khớp,… thì những vấn đề về sức khỏe tinh thần như giảm, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, động kinh,… cũng ngày càng phổ biến và khiến rất nhiều quốc gia đau đầu tìm cách xử lý.
Ở Việt Nam, người già phần lớn sinh sống và làm việc tại nông thôn. Khoảng 81,2% người già làm nông nghiệp, lao động đơn giản để kiếm sống. Do hậu quả của chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh, hầu hết trình độ học vấn của người già đều ở mức thấp. Do đó, họ thường thiếu hiểu biết về y học thường thức, các biện pháp luyện tập, phòng tránh và điều trị các loại bệnh thông thường khiến tỷ lệ tử vong ở mức cao.
Mặt khác, việc chăm sóc người già tại các gia đình đang gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, công việc bận rộn, quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa cách. Điều kiện tiếp cận nhanh chóng với các cơ sở khám chữa bệnh của người già cũng còn nhiều hạn chế.
Trong những năm vừa qua, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuổi thọ của người già đang được nâng cao, tình trạng sức khỏe và cuộc sống của người già ở Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Có đến 50% số người già được hỏi chia sẻ rằng nguyện vọng lớn nhất của họ là được hỗ trợ kịp thời khi ốm đau, bệnh tật. Số người được tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên là hơn 30%.
>> Bạn không nên bỏ lỡ:
- Tạo công việc làm tại nhà cho người già nên hay không nên?
- Dịch vụ giúp việc chăm sóc người già, người cao tuổi tại Hà Nội
Quan hệ xã hội vẫn bị bó hẹp
Người già là lớp người đã từng tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực và có nhiều mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hoạt động xã hội trong cuộc sống của người già ở Việt Nam hiện nay thưởng chỉ trong phạm vi gia đình, họ hàng nhiều hơn. Các hoạt động xã hội mang tính cộng đồng làng, xã còn rất nghèo nàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người già lạc hậu với thời cuộc và cảm thấy cô đơn, chán nản khi không tìm được tiếng nói chung với mọi người xung quanh.
Nhu cầu lớn nhất là được quan tâm, tôn trọng
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy rằng cuộc sống của người già ở Việt Nam hiện nay vẫn khá ổn định và có chất lượng tốt. Tuy nhiên, tâm lý phổ biến của người già là muốn được gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống vui vẻ bên con cháu.
Điều này cho thấy truyền thống đạo đức xã hội, gia đình, thuần phong mỹ tục của người Việt vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển. Tất nhiên vẫn có nhiều trường hợp người già bị đối xử tệ bạc, khiến họ cảm thấy chán nản, thất vọng và sống không có mục tiêu. Bởi vậy, đời sống tinh thần của người già cũng là vấn đề mà chúng ta cần để ý và quan tâm nhiều hơn.
Qua những phân tích chi tiết phía trên, mong rằng bạn đã hiểu được phần nào về cuộc sống của người già ở Việt Nam hiện nay. Nếu muốn thuê những người giúp việc có kỹ năng tốt, biết cách chăm sóc người già cả về sức khỏe và tâm lý thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm Giúp việc Hồng Doan bạn nhé!