14 cách chăm sóc Trẻ Sơ sinh từ 0-6 Tháng tuổi Bạn nên biết

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần chăm kỹ lưỡng và cẩn thận. Nếu bạn là người lần đầu làm mẹ thì cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản để chăm sóc con yêu.

Trước đây có rất nhiều thứ bạn nghĩ mình rằng có thể sống mà không cần tới nó thì giờ hầu như ngược lại bạn thấy những thứ đấy thật xa vời. Ngoài ra nhu cầu sắm sửa các vật dụng mới các bà mẹ cũng có nhiều lo lắng, băn khoăn. Bài viết sau đây là lời khuyên hữu ích giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé.

Chăm sóc bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần có những bước sau:

Bé sơ sinh thích được quấn xung quanh mình.

Bé sơ sinh đã quen với sự bao bọc tử cung, chưa có kiểm soát được tay chân, quấn chặt các con bằng miếng vải giúp bé bình tĩnh có giấc ngủ được kéo dài hơn.

Tắm cho bé

  • Pha nước ấm vào thau, đo độ nóng bằng cùi chỏ của bạn, nước ấm nên khoảng 36-38 độ C. Trường hợp thời tiết lạnh mà mẹ không cảm nhận được chính xác thì có thể dùng đo nhiệt độ tắm.
  • Sử dụng khăn bông to quấn bé, ôm bé chắc tay và cho bé ngửa đầu
  • Dùng khăn nhỏ nhúng nước sau đó vắt và lau mặt bé từ mắt, mũi, mặt, 2 tai. Với mắt mẹ lau từ khóe mắt rồi ra ngoài 2 bên tai sau đó lau bên lại tương tự.
  • Làm ướt tóc bé rồi dùng nước thảo dược, dầu gội đầu chuyên cho bé để gội, xả lại bằng nước ấm.
  • Lau tóc bé ngay khi đã gội xong.
  • Bỏ khăn bông đang quấn bé, cho bé vào thau nước, tay mẹ đỡ đầu bé, tay còn lại tắm cho bé từ cổ tới chân.
  • Khi xong nhẹ nhàng cho bé ra khỏi thau nước, để bé vào trong khăn bông, lau khô người bé.
  • Cho bé mặc quần áo vào.
Cách tắm cho bé sơ sinh
Cách tắm cho bé sơ sinh

Lưu ý khi tắm cho bé:

  • Nên cho nước lạnh vào trước rồi cho nước nóng vào sau
  • Bế bé một cách cẩn thận
  • Tắm cho bé ở nơi kín gió
  • Cẩn thận lúc gội đầu tránh xà phòng vào mắt, mũi, tai của bé.
  • Vệ sinh cẩn thận bộ phận sinh dục
  • Các mẹ nên có 2 thau nước, 1 thau tắm xà phòng, 1 thau nước sinh.
  • Tắm xong các mẹ vệ sinh sạch sẽ thau, khăn..để khô ráo
  • Sử dụng chậu lớn để tắm cho bé để khi bé lớn vẫn có thể dùng.

Cần có nhiều loại khăn tắm

Mỗi lần tắm cho bé mẹ cần dùng ít nhất 3 chiếc khăn: khăn bông khi bé tắm xong, khăn bông nhỏ để lau đầu bé sau khi gội, 1 chiếc dùng để tắm cho bé. Ngoài ra các mẹ cần sắm dư thêm vài bộ khăn tắm để có thể thay nhau.

Miếng lót sơ sinh giúp các mẹ tiện dụng cũng giúp cho bé được sạch sẽ hơn nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng một cách quá. Giữ cho bé được khô ráo, sạch sẽ bằng việc thay tã thường xuyên. Rửa sạch, vệ sinh kỹ sau mỗi lần thay tã cho bé và có thể dùng khăn bông mềm để lau cho bé, không nên chà xát tránh gây tổn thương da. Vào mùa nắng nóng bức khi bé không khỏe các mẹ có thể dùng tã vải thay vì tã giấy để bé thấy thoải mái hơn. Vào buổi đêm bé cần được giấc ngủ dài thì có thể đóng bỉm cho bé nhưng cũng cần kiểm tra thường xuyên tránh việc bé bị ướt lâu dễ bị hăm.

Trong 6 tháng đầu cần cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Sữa mẹ không chỉ là nuôi dưỡng bé về thể chất mà mang đến cho bé nguồn an ủi lớn. Dòng sữa ngọt ngào, mùi vị thân quen nhất là bầu ngực mẹ liều thuốc an thần tuyệt hảo mang đến cho bé sự an lành. Sữa mẹ giúp phòng ngừa được tiêu chảy, bệnh viêm nhiễm đường ruột cho bé.

Cách bế bé

Có nhiều bà mẹ thường bế bé kiểu vác vai để bé được ợ hơi, với tư thế này bạn không nên bế bé quá lâu. Nếu bế bé nên cho cả người bé áp vào vai, ngực người lớn càng nhiều càng tốt, tay luôn đỡ phần đầu, cổ bé như thế sẽ giảm được lực lên xương sống.

Khi bé được hơn 3 tháng thì bạn nên thay đổi bế con theo phương thẳng đứng, cho con ngồi trên cánh tay, tay còn lại thì đỡ cổ, ngực để bé được áp toàn bộ cơ thể vào người lớn.

Lưu ý khi bế bé bạn cần rửa sạch tay chân, tháo hết trang sức, đồng hồ, vong tay vì dễ có khả năng làm trầy xước con. Khi bế bé luôn phải dùng tay đỡ đầu, cổ và lưng bé. Không nên tập bé ngồi, đứng hay đi quá sớm vì nếu bạn nôn nóng quá sẽ dễ ảnh hưởng tới cột sống, xương của bé.

Hát ru khi bé ngủ.

Hát ru giúp bé phát triển được thính giác và cân bằng được hệ thần kinh của bé ngoài ra còn giúp người mẹ thấy được thư thái hơn. Với mỗi bé có một đặc tính riêng mẹ có thể đọc cho con nghe một câu chuyện nhẹ nhàng, bế con lên, đu đưa nhẹ, cho bé ngậm núm vú giả hay bật bài hát ru, bản nhạc cổ điện có giai điệu nhẹ nhàng, lưu ý không nên để âm lượng to quá và tắt hết đèn lúc bé ngủ.

Ngủ cùng con

Mẹ ngủ cùng con đem lại cảm giác an toàn lúc ngủ nhờ vậy hơi thở của bé được ổn định và chính là yếu tố giúp phòng hội chứng đột tử của bé. Ngủ cùng con bé còn được ti mẹ về đêm đảm bảo được cung cấp năng lượng khi bé cần như vậy cân nặng của con được tăng đều. Nhưng khi bố mẹ nghiện rượu, thuốc lá, chất kích thích, đang bị ốm, béo phì hay quá mệt ngủ sâu khó đánh thức thì không nên ngủ cùng con.

Bài viết hay cần tham khảo:

Chăm sóc bé sơ sinh từ 0-6 tháng
Chăm sóc bé sơ sinh từ 0-6 tháng

Khi bé khóc cần dỗ ngay

Thấy bé có triệu chứng mếu máo, ọ ẹ, khó chịu, thì mẹ cần kịp thời giỗ bé ngay để bé được an tâm, không nên thi gan với cơn khóc của con chỉ vì rèn rũa con do để con khóc quá lâu khiến hệ thần kinh của con bị tổn hại và bé kém thông minh, chậm phát triển.

Còn thấy con khác kèm triệu chứng đi kèm như vã mồ hôi, sốt, biếng ăn… bố mẹ cần đưa con đi khám để phát hiện bệnh. Chế độ dinh dưỡng của con cần được tăng cường, không nên để bé ở trong phòng quá kín, tối dễ thiếu vitamin D dẫn đến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng hay quấy khóc.

Thay tã lót kịp thời

Lúc bé đại tiện, tiểu tiện cần rửa sạch, lau khô thay đồ mới. Việc để lâu bé rất dễ bị viêm nhiễm, rôm sảy, hăm. Cứ khoảng 3-4 tiếng nếu miếng tã trắng tinh cũng nên thay cho con để bảo đảm vệ sinh. Với các bé sơ sinh, tã là thứ thường tiếp xúc với da bé nhất nên mẹ lựa chọn nhũng loại tã mềm, có hạn sử dụng và xuất xứ rõ ràng tránh nguy cơ bị dị ứng, nhiễm trùng da…

Quấn tã cho bé

Cần quấn gọn gàng, chặt chẽ giúp bé được an tâm giúp bé ngủ đỡ bị giật mình hơn. Lưu ý chỉ nên quấn chặt hai tay của bé còn chân thì nên để lỏng giúp bé cử động, thoải mái co duỗi và hơn hết là giảm nguy cơ trật khớp háng. Nên lúc bé ngủ thì quấn tã cho bé còn khi bé thức thì bạn có thể để bé tự do.

Vệ sinh dây rốn cho bé

Thường dây rốn bé sẽ chuyển màu từ vàng nhạt đến nâu đen, khô dây rốn sẽ tự rụng từ 10-15 ngày, quan trọng hơn là mẹ cần vệ sinh, chăm sóc đúng để bé không bị nhiễm trùng. Sau thời gian trên thấy dây rốn chưa rụng, có dấu hiệu mưng mủ, sưng đỏ cần cho bé tới viện để kiểm tra.

Giúp bé ợ hơi

Bé sơ sinh thường khi bú là nuốt không khí khiến các bẹ bị ợ thức ăn lên do đó bé thường bị đầy bụng nếu như không được ợ hơi. Phương pháp giúp bé ợ hơi:

Cho bé thẳng đứng dựa vào cổ bạn,để bé nằm sấp trên đùi hay cho bé ngồi vào trong lòng rồi vỗ nhẹ lưng bé bằng tay kia, vỗ nhẹ nhàng.

Cách chăm bé sơ sinh
Cách chăm bé sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi các mẹ cho bé ăn từ 6- 7 bữa/ ngày. Ngày đầu cho bé ăn từ 10 ml sữa/ bữa, ngày thứ 3 đến 8 mẹ tăng cho bé mỗi hôm thêm 10 ml sữa để đến hôm thứ 8 bé ăn được 70 ml sữa/ bữa, từ ngày thứ 15 đến đầy tháng mẹ cho con uống khoảng 100ml. Sáng tháng thứ 2, 3 mỗi ngày 6 bữa, mỗi bữa 120ml. Tháng thứ 4 lượng sữa tăng lên 130 ml/ bữa và cho bé thử 2,3 thìa nước hoa quả mỗi ngày. Tháng thứ 5 giảm bữa ăn xuống còn 5 bữa và số lượng sữa khoảng 140-150 ml, cho con ăn thêm hoa quả, cháo loãng. Đến tháng thứ 6 mẹ cho bé ăn dặm bằng bột loãng nhưng vẫn đủ lượng sữa mỗi bữa là 150-170ml.

Tiêm phòng đầy đủ

Là việc quan trọng khi chăm bé sơ sinh từ 0-6 tháng mà mẹ cần phải nhớ ngày tiêm phòng, số mũi tiêm the quy định và thực hiện đầy đủ giúp con luôn khỏe mạnh, phát triển được tốt nhất.

Các chị em hãy trang bị cho mình kiến thức bổ ích để chăm cho các bé yêu được mạnh khỏe. Giai đoạn này là giai đoạn các mẹ vất vả cần người thân bên cạnh phụ giúp, nếu không có ai bạn có thể nghĩ ngay tới giúp việc nhưng lựa chọn ở đâu giúp việc uy tín nhất mang sự an tâm nhất cho bạn, hay liên hệ ngay với giúp việc Hồng Doan.

Chi tiết tham khảo ở đây: https://giupviechongdoan.com/ hoặc gọi điện theo số hotline: 0384128833- 0914576633

 

Bình luận Facebook
5/5 - (2 votes)