Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, Việt Nam là một trong nhưng quốc gia được nhiều người nước ngoài lựa chọn là nơi làm việc và sinh sống. Vậy thì công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những ngành nghề gì? Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Giúp việc Hồng Doan tìm hiểu kỹ hơn về công việc dành cho người nước ngoài tại Việt Nam ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu tìm công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có nơi sống và làm việc tốt nhất thế giới. Người lao động nước ngoài nhận thấy được môi trường làm việc tại Việt Nam có nhiều thuận lợi, giúp họ phát triển sự nghiệp cũng như có cuộc sống tốt hơn. Nhiều người cũng cho rằng, khi đến Việt Nam, họ sẽ học hỏi được nhiều kỹ năng mới, thăng tiến nhanh hơn do chuyển sang nước ngoài làm việc, được làm ở một lĩnh vực mới, phát triển kinh doanh mới,…
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp, mức lương trung bình hàng năm mà người lao động nhận được tại Việt Nam cũng là yêu tố làm cho nhu cầu tìm công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam tăng cao. Phần lớn người lao động sau một thời gian làm việc tại Việt Nam đều cho rằng thu nhập khả dụng của họ tăng nhiều hơn khi chuyển đến Việt Nam. Một số lý do cho điều này là chi phí sinh hoạt thấp, doanh nghiệp chi trả một phần phí sinh hoạt, lương thưởng tăng,…
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tìm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam ngày một tăng cao. Chính vì vậy, người lao động nước ngoài khi đến Việt Nam cần nắm rõ các thông tin quan trọng có liên quan để tìm được công việc phù hợp nhất.
Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được quy định rõ ràng tại Điều 151 Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể, người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài) có thể làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng được đầy đỉ những điều kiện sau đây:
- Người lao động phải đủ 18 tuổi trở lên.
- Người lao động phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
- Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc.
- Tại thời điểm làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành những hình phạt hoặc đã chấp hành nhưng chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc của Việt Nam.
- Có giấy phép lao động dành cho người nước ngoài được quyền lao động và làm việc tại Việt Nam được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Trừ khi người lao động nước ngoài nằm trong trường hợp pháp luật Việt Nam quy định làm việc tại đây mà không cần xin giấy phép lao động.
Giấy phép lao động là giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho những người lao động nước ngoài. Giấy tờ này cho phép người lao động có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có các thông tin liên quan đến người lao động như họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, quốc tịch, thông quan của nơi làm việc, vị trí làm việc.
Công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam
Bộ luật Lao động của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ giới hạn 4 vị trí công việc dành cho người nước ngoài tại Việt Nam. Công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những ngành nghề như:
Nhà quản lý
Nhà quản lý ở đây được hiểu là người quản lý doanh nghiệp, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
Để chứng minh lao động nước ngoài là người quản lý, doanh nghiệp cần cung cấp một số tài liệu theo quy định. Trong trường hợp nhà quản lý cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty thì cần cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn nếu nhà quản lý đảm nhận các chức danh quản lý trong nội bộ công ty và được điều lệ công ty công nhận thì cần cung cấp Điều lệ doanh nghiệp và Quyết định bổ nhiệm.
Chuyên gia
Theo quy định tại Việt Nam, chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Có trình độ đại học trở lên hoặc tương đương (có bằng chứng minh) và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc với chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc mà lao động nước ngoài dự định làm việc tại Việt Nam.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự định làm việc tại Việt Nam.
- Các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Giám đốc điều hành
Theo quy định tại Việt Nam, giám đốc điều hành là người đứng đầu và là người trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Ví dụ giám đốc điều hành là trưởng chi nhánh, hoặc là người đứng đầu văn phòng đại diện của một doanh nghiệp.
Để chứng minh người lao động nước ngoài là Giám đốc điều hành của đơn vị, doanh nghiệp cần cung cấp một số tài liệu liên quan. Nếu giám đốc điều hành là người đại diện, doanh nghiệp cần cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải cung cấp Điều lệ công ty ghi nhận về vị trí Giám đốc điều hành cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Lao động kỹ thuật
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Việt Nam như sau:
- Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác trong thời gian ít nhất là 01 năm. Ngoài ra, người lao động phải làm việc từ 03 năm trở lên trong chuyên ngành được đào tạo.
- Có từ 5 năm kinh nghiệm làm việc trở lên với vị trí phù hợp với công việc mà người lao động nước ngoài dự định làm việc tại Việt Nam.
Sau khi người nước ngoài xác định được doanh nghiệp, ngành nghề và vị trí công việc cụ thể, cần tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép lao động. Ngoài ra, người lao động cũng cần xin Thẻ tạm trú để có thể làm việc và cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Để xin được các loại giấy tờ liên quan, người lao động có thể tự đi làm hoặc nhờ đến các đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ này.
Xem thêm:
Điều kiện tuyển dụng và sử dụng người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam
Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hay cá nhân khi muốn tuyển dụng và sử dụng người lao động là người nước ngoài cũng cần đáp úng được một số điều kiện nhất định. Đầu tiên, các đơn vị này cần giải trình về nhu cầu tuyển dụng và sử dụng người lao động của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương về quản lý lao động. Đơn vị phải có được văn bản chấp thuận và cho phép tuyển dụng cung như sử dụng người lao động của cơ quan nhà nước trước khi tuyển dụng người lao động.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hay cá nhân chỉ được tuyển dụng người lao động vào các vị trí công việc đã được nhắc đến ở trên. Riêng với các nhà thầu, cần có trách nhiệm kê khai các vị trí, kinh nghiệm làm việc, trình độ về chuyên môn cũng như kỹ thuật một cách chi tiết và đầy đủ. Ngoài ra, nhà cầu cũng cần kê khai thời gian làm việc với người lao động nước ngoài nhằm mục đích thực hiện các gói thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tuyển. Đồng thời, khi đã nhận được giấy tờ chấp thuận thì các đơn vị mới có quyền tuyển và sử dụng người lao động nước ngoài.
Các hình thức làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài khi đến Việt Nam làm việc có thể thông qua một trong số những hình thức như sau:
- Thực hiện theo hợp đồng lao động.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện hợp đồng, thỏa thuận về kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, văn hóa, thể thao, khoa học kỹ thuật, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Làm nhà cung cấp các dịch vụ theo như hợp đồng.
- Chào bán dịch vụ.
- Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã được cấp phép hoạt động theo quy định tại Việt Nam.
- Tình nguyện viên.
- Làm người chịu trách nhiệm thành lập sự hiện diện thương mại.
- Là giám đốc điều hành, nhà quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia.
- Tham gia thực hiện các dự án hay gói thầu tại Việt Nam.
- Là thân nhân của các thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, được quy định theo các điều ước quốc tế mà có Việt Nam là thành viên.
Trung tâm giới thiệu công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam uy tín
Nếu các bạn đang khó khăn trong tìm công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam thì Trung tâm Giúp việc Hồng Doan có thể giúp bạn tìm việc dễ dàng hơn. Giúp việc Hồng Doan là một trong những trung tâm chuyên cung ứng các dịch vụ giúp việc có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Người lao động khi đến với Hồng Doan đều được đào tạo các kỹ năng và sắp xếp các công việc phù hợp với nhu cầu.
Người lao động là người nước ngoài khi đến với Giúp việc Hồng Doan vẫn sẽ được trung tâm tiếp đón nhiệt tình, chu đáo vào giúp đỡ tìm công việc thích hợp. Người lao động làm việc tại trung tâm sẽ không bị giữ bất cứ khoản lương nào. Không chỉ vậy, trung tâm còn giúp người lao động đàm phán mức lượng hợp lý với gia chủ và giúp hòa giải khi có mâu thuẫn xảy ra. Trung tâm cam kết lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo trên hết, giúp người lao động có trạng thái và tinh thần tốt nhất khi làm việc.
Trung tâm không chỉ cung cấp giúp việc cho các gia đình Việt Nam mà còn cho các gia đình nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nếu giúp việc người nước ngoài chưa quen với văn hóa Việt Nam, trung tâm sẽ giới thiệu người lao động với gia đình người nước ngoài. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam, hãy liên hệ với Trung tâm Giúp việc Hồng Doan qua địa chỉ:
- Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đ. Trung Yên 10A, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 02462596091 – Hotline: 091 457 6633 * 0384.12.8833
- Email: giupviechoangdoan@gmail.com
- Website: https://giupviechongdoan.com
Trên đây là một số thông tin về công việc cho người nước ngoài tại Việt Nam mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết của Giúp việc Hồng Doan đã giúp các bạn nắm thêm được những thông tin hữu ích để tìm công việc thích hợp nhất. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc liên quan đến bài viết này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn nhé!