Đối với những bậc phụ huynh lần đầu có em nhỏ thường băn khoăn, thắc mắc đối với sự phát triển của trẻ. Mọi người sẽ đặt ra câu hỏi em bé mấy tháng biết lật, mấy tháng biết bò, mấy tháng biết đi? Trong giai đoạn này cần làm gì để giúp em bé của mình phát triển một cách toàn diện. Nắm bắt được nhu cầu đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho việc em bé mấy tháng biết lật nhé!
Em bé mấy tháng biết lật và tập lật như thế nào?
Biết lật là giai đoạn giúp trẻ tăng khả năng tự lập đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Hành động biết lật là cơ sở, động lực giúp trẻ thực hiện các thao tác bò, ngồi, đi lại sau này. Thông thường các em nhỏ sẽ biết lật vào khoảng cuối tháng thứ 5 sang đến tháng thứ 6.
Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy bé khoảng 3 – 4 – 5 tháng tuổi sẽ có những dấu hiệu chuẩn bị cho việc tập lật như:
- Nếu đặt bé nằm sấp bé có thể nhấc đầu và chống tay để nâng đỡ phần đầu, ngực của mình để nhìn ngó xung quanh.
- Nếu nằm ngửa em bé sẽ hướng chân mình lên phía trước hoặc đung đưa chân qua lại. Đặc biệt bé có sở thích nằm nghiêng người về một bên và khi có đồ vật xuất hiện trước mắt sẽ có xu hướng dịch về đồ vật đố.
Thời gian đầu, bé chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên sau quá trình làm quen và chuẩn bị thì trẻ có thể ngẩng đầu, chống tay và cong lưng để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Thậm chí bé có thể lăn qua lại và xoay người về nhiều hướng khác nhau. Đây là thời điểm bé được 6 tháng tuổi, vì vậy có thể coi trẻ biết lật chính thức khi 6 tháng tuổi. Ngoài ra như chúng tôi đã phân tích có nhiều trẻ có sự phát triển khác nhau nên có bé trẻ biết lật sớm, có bé lật muộn, có bé bỏ qua giai đoạn lật để tiến tới giai đoạn khác.
Cách giúp bé mau biết lật hiệu quả
Việc tập lật của bé là sự phát triển theo quy luật tự nhiên không thể gượng ép. Tuy nhiên bố mẹ cần có những hỗ trợ hiệu quả để quá trình tập lật của bé diễn ra dễ dàng, hiệu quả nhất. Do đó bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây:
- Massage nhẹ nhàng kết hợp với các trò chơi nhỏ để lưu thông mạch máu tốt hơn. Điều này giúp hệ thống xương phát triển, đảm bảo cứng cáp nhằm thúc đẩy quá trình biết lật của trẻ đúng thời gian.
- Mỗi ngày dành 15 – 30 phút giúp bé hoàn thành “bài tập nằm sấp” để các cơ bắp của bé được vận động nhiều, nhanh cứng cáp hơn.
- Cho bé nằm sấp nhiều hơn vì khi nằm sấp sẽ gây ra cảm giác tức ngực, bụng. Khi đó sẽ kích thích nhu cầu trẻ muốn lật để có cơ thể thoải mái. Tuy nhiên phương pháp này không nên thực hiện lâu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Bố mẹ có thể bố trí các món đồ chơi màu sắc sặc sỡ có khả năng thu hút. Đồng thời đặt chúng ở ngoài tầm với của trẻ, điều này thúc đẩy việc trẻ tìm cách với tới các món đồ chơi đó. Hoặc đơn giản hơn, bố mẹ nằm bên cạnh bé trong một khoảng cách vừa đủ để bé có thể lật từ từ, tiến lại gần chỗ bố mẹ nằm.
Lưu ý dành cho bố mẹ khi bé tập lật
Trẻ nhỏ luôn thích thú với các thao tác, cách thức mà mình đã tập luyện được. Do đó ngay từ khi trẻ tập lật đến lật thành thạo, bố mẹ phải theo sát con. Điều này giúp trẻ thực hiện thao tác hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong giai đoạn này bố mẹ phải là người đồng hành với trẻ để hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Khi bé tập lật, bố mẹ cần đảm bảo xung quanh có khoảng diện tích thoải mái, không có vật nào gây nguy hiểm cho bé. Đồng thời nên đặt bé nằm trên mặt phẳng có độ mềm vừa đủ để khi lật bé không bị đau và mất sức.
- Trong quá trình cùng bé tập lật bạn có thể động viên trẻ bằng những tiếng hò reo hay tràng pháo tay để trẻ cảm thấy thích thú. Kết hợp với đó sử dụng các món đồ chơi thu hút để trẻ có động lực tập luyện hơn.
- Bố mẹ cần theo sát trẻ trong lúc trẻ tập lật để có thể giải quyết các trường hợp một cách nhanh chóng, kịp thời. Không nên thờ ơ, bỏ mặc trẻ trong lúc trẻ đang có dấu hiệu lật vì rất có thể cú lật đầu tiên diễn ra bất cứ khi nào.
- Cần đảm bảo thời gian bé lật sấp hợp lý để bé có thể hô hấp bình thường. Tránh trường hợp cho bé thực hiện quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Khi bé biết lật muộn bố mẹ không nên lo lắng mà cần áp dụng các biện pháp để thúc đẩy trẻ thực hiện. Các biện pháp cần đề cao sức khỏe, sự phát triển toàn diện tránh hiện tượng nóng vội gây ra hậu quả không mong muốn với trẻ nhỏ.
>> Xem thêm:
- Người trông trẻ, dịch vụ giúp việc chăm sóc trẻ em uy tín tại Hà Nội
- Kinh nghiệm lựa chọn người giúp việc trông trẻ, chăm em bé nên biết
Chúng tôi tin rằng với thông tin cung cấp cho bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời em bé mấy tháng biết lật. Thông quá đó bản thân có thể trau dồi thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Đồng thời lựa chọn cho mình phương pháp, cách thực hiện hiệu quả cho sự phát triển toàn diện của bé.
? Nếu bạn bận rộn không có đủ thời gian để chăm sóc cho trẻ, giải pháp tối ưu nhất cho bạn là thuê người giúp việc chăm trẻ tại Trung tâm Giúp việc Hồng Doan. Liên hệ Hotline: ☎️ 091 457 6633 * ☎️ 0384.12.8833 để được hỗ trợ nhanh nhất!