Em bé khóc đêm là một trong số những triệu chứng rất phổ biến. Em bé khóc đêm không chỉ khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Đây có thể là một biểu hiện bình thường do trẻ chưa thích ứng với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý mà mẹ cần để ý để có cách giải quyết phù hợp. Bài viết sau sẽ đề cập đến vấn đề em bé khóc đêm cùng một số Mẹo chữa em bé khóc đêm. Các mẹ hãy tham khảo để giúp em bé nhà mình ngủ ngon hơn.
Em bé khóc đêm như thế nào là bình thường?
Trong khoảng thời gian bé mới được ra đời đến 8 tuần tuổi, hầu hết rẻ thường quấy khóc. Nhiều em bé sẽ khóc cả ngày lẫn đêm do chưa thích ứng kịp với môi trường sống bên ngoài. Nếu em bé khóc đêm không quá nhiều lại trong thời gian này thì được xem là bình thường. Giai đoạn này, em bé khóc đêm được coi là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của em bé. Và đây cũng là lúc em bé đang tập làm quen với cuộc sống bên ngoài.
Tình trạng em bé khóc đêm, không chịu ngủ sẽ giảm dần khi em bé được từ 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là em bé đã quen được với môi trường, quen thuộc với hoàn cảnh và những người thân. Ngoài ra, cha mẹ cũng biết cách chăm sóc bé tốt hơn nên việc khóc đêm sẽ không cong. Trẻ ngủ hay khóc đêm được coi là bình thường khi không đi kèm với các biểu hiện khác như: ngủ hay giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ hay khóc thét,…. Nếu trẻ không có những dấu hiệu này cha mẹ có thể yên tâm về tình trạng sức khoẻ của con.
Một số tình trạng em bé khóc đêm bất thường
Ngoài những trường hợp em bé khóc đêm bình thường như đã nói ở trên thì cũng có một số trường hợp là bất thường và là biểu hiện của bệnh lý. Tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bé. Một số tình trạng em bé khóc đêm bất thường gồm:
Bất thường về cấu trúc hệ thần kinh
Tình trạng em bé khóc đêm do hệ thần kinh chưa hoàn thiện, khả năng ức chế chưa tốt có thể đi kèm một số triệu chứng kèm theo như thức dậy giữa đêm, la hét, hay giật mình thon thót,…. Những em bé hay vui chơi, nhảy nhót vào ban ngày khiến bé bị quá sức. Đêm đến, não bộ của trẻ vẫn chưa thể trở về tình trạng bình thường, vẫn đang trong tình trạng hưng phấn. Vì thế, trẻ sẽ có xu hướng làm những hành động như lúc còn thức. Những tình trạng này sẽ là bình thường nếu trẻ hết khóc đêm khi không chơi quá sức vào ban ngày.
Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình, khóc đêm khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Khi hệ thống thần kinh không được như bình thường sẽ không có phản xạ ức chế. Vì thế, trẻ sẽ luôn trong tình trạng hưng phấn, không thể ngủ yên dù cho vào ban đêm. Nếu thấy trẻ không thể kiểm soát được hành vi cha mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Dị ứng với protein sữa bò
Đây là một trong những bất thường về gen khiến em bé khóc đêm mới được phát hiện gần đây. Biểu hiện của tình trạng này là rm bé khóc trên 3h trong mỗi ngày và khóc tập trung vào buổi tối. Bên cạnh đó, trẻ đang sử dụng sữa bò kèm theo thì cha mẹ có thể suy nghĩ đến nguyên nhân này. Nếu em bé nhà bạn đang gặp phải vấn đề này, bạn cần cho em bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định xem có phải là kết quả của dị ứng protein sữa bò hay không. Để chẩn đoán chính xác vấn đề này phải làm một số xét nghiệm cần thiết.
Đau bụng sinh lý
Em bé khóc đêm có cơn khóc không rõ nguyên nhân, khi khóc thường co 2 đầu gối gập vào bụng, căng cứng cơ thì có thể bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Trẻ khóc theo cơn tuỳ thuộc vào mức độ đau của bụng. Có thể trẻ đang ngủ cũng tự nhiên dậy khóc thét từng cơn, chỉ khi hết đau bụng trẻ mới hết khóc. Trẻ thường khóc khi được khoảng 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết, tuy trẻ khóc và bị đau bụng nhưng vẫn tăng cân tốt. Do đó, mẹ cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế đều đặn hàng tháng để theo dõi cân nặng của trẻ. Tình trạng này cần theo dõi và quan sát kỹ càng để tránh tình trạng em bé khóc đêm.
Thiếu canxi
Em bé khóc đêm cơn khóc kéo dài lại khóc nhiều về đêm hơn ngày cũng có thể là dấu hiệu của trẻ bị còi xương, thiếu canxi. Do cơ thể thiếu chất, không đủ năng lượng nên khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, buồn bực chân tay, ngủ không ngon giấc nên dễ quấy khóc về đêm.
Ngoài ra, nếu do nguyên nhân này em bé khóc đêm thường đi kèm một số dấu hiệu như: em bé chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, và hay ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân rất có thể do chế độ dinh dưỡng của em bé không được đảm bảo, thiếu canxi, thiếu vitamin D,… Để hạn chế tình trạng này mẹ hãy bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống và thực phẩm. Hãy cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, để phòng thông thoáng, không để thiếu ánh sáng. Cần đưa em bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn phù hợp.
Mẹo chữa em bé khóc đêm
Em bé khóc đêm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bé mà còn có thể khiến mẹ mệt mỏi và cảm thấy lo lắng. Dưới đây sẽ là một số mẹo chữa em bé khóc đêm mà các cha mẹ có thể áp dụng cho em bé nhà mình:
Tạo các chuyển động đều
Em bé sơ sinh 3 tháng đầu đời còn chưa quen hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Trong khi đó, lúc còn ở tử cung bé thường được di chuyển liên tục như đạp, nhảy múa, lắc lư,….Chính vì thế, bé đã quen với cảm giác chuyển động liên tục mà không phải nằm yên một chỗ.
Muốn dỗ em bé khóc đêm các mẹ có thể chủ động tạo những chuyển động liên tục như chạm nhẹ vào chăn, lắc nhẹ nôi, bế em bé lên đung đưa qua lại,… Những động tác này sẽ mang lại cho em bé một cảm giác quen thuộc như được quay trở lại tử cung của mẹ. Nhờ vậy, em bé sẽ có được cảm giác ấm áp, an tâm hơn hẳn và có thể ngừng khóc ngay.
Đây là một mẹo chữa em bé khóc đêm được nhiều mẹ sử dụng nhất. Bởi lẽ nó đơn giản lại mang đến hiệu quả nhanh chóng. Các mẹ có thể thực hiện ngay mẹo này để giúp em bé của mình ngủ ngon giấc hơn.
Nghe những âm thanh quen thuộc
Ngay từ khi bé nằm trong bụng mẹ hãy cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng. Từ đó, bé sẽ hình thành phản xạ và cảm thấy quen thuộc với những âm thanh này. Khi bé đã ra đời, nếu nghe được những âm thanh này bé sẽ cảm thấy thư giản, ấm áp hơn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, với những em bé khóc đêm chỉ cần cho nghe âm nhạc quen thuộc với bé đã có thể khiến bé ngủ ngoan hơn, không còn sự quấy khóc nữa.
Tốt nhất là nên cho trẻ nghe những âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, đơn giản để trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận những giai điệu này hơn. Ngược lại nếu cho trẻ nghe những âm thanh sôi động sẽ khiến thần kinh của trẻ bị hưng phấn và càng khó ngủ lại hơn. Mẹ nên hiểu và biết bé yêu thích thể loại âm nhạc nào để có thể chữa em bé khóc đêm.
Tiếp xúc da với bé
Trò chuyện với bé để phân tán sự chú ý của bé
Vỗ vào lưng bé cách nhẹ nhàng
- Cần tìm việc Giữ em bé có chế độ Đãi ngộ Hấp dẫn
- Kem em bé có tốt không? Hướng dẫn sử dụng kem đúng cách
Một số lưu ý để em bé hạn chế khóc đêm
Để em bé hạn chế khóc đêm cha mẹ cần phải chú ý một số điểm sau:
- Không vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú luôn mà cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh
- Không đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi vừa khó chịu lại dễ bị cảm lạnh
- Không để đèn quá sáng khi em bé ngủ và không để có tiếng ồn to, tránh gây cho bé giật mình và thức giấc. Tạo cho bé một môi trường ngủ yên tĩnh, an toàn và thông thoáng
- Bổ sung vitamin D, canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng. Không phải chỉ những bé có dấu hiệu còi xương mới cần bổ sung vitamin D mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần phải bổ sung loại vitamin này ngay từ khi còn bé
- Không nên cho trẻ ăn quá no hay bú quá nhiều vào mỗi tối nhất là trước giờ đi ngủ
- Mẹ luôn giữ cơ thể bé khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi bé đi tiểu hay đại tiện
- Giường và ga trải giường phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ
- Lập ra thời gian biểu cố định như chia rõ giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi sao cho tách biệt nhau. Như vậy thói quen sinh hoạt của bé sẽ được hình thành, nhất là giờ ngủ bé sẽ không bị phân tâm
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu nhất cho em bé. Nó không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn cung cấp miễn dịch để giúp em bé khoẻ mạnh
Những mẹo chữa em bé khóc đêm cùng các nội dung liên quan đến vấn đề này đã đủ giúp các bạn có một hành trang vững vàng để chăm sóc con của mình tốt hơn chưa? Nếu bậc phụ huynh nào có con gặp tình trạng khóc đêm hãy thử thực hiện những mẹo này để giúp các bé có được một giấc ngủ trọn vẹn. Nhờ vậy, các bé mới có được một sức khỏe toàn diện nhất.