Thời gian gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại theo chiều hướng gia tăng. Do đó việc phòng chống xâm hại trẻ em là vấn đề được đặt ra với các cấp lãnh đạo của Nhà nước, địa phương. Họ cần tìm ra giải pháp để hạn chế tình trạng xâm hại ở trẻ em đồng thời tạo môi trường để trẻ em phát triển lành mạnh. Đó là những điều mà chúng tôi muốn đề cập với bạn trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu việc phòng chống xâm hại trẻ em thông qua bài viết nhé!
Thực trạng về vấn đề xâm hại trẻ em hiện nay
Việc xâm hại trẻ em hiện nay là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của mọi người trong xã hội. Hành vi xâm hại trẻ em được hiểu là các hình thức đối xử gây tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ. Việc bỏ rơi, mua bán lao động trẻ em ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của trẻ cũng nằm trong vấn đề xâm hại trẻ em. Trong các hành vi xâm hại trẻ em thì xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em được xem là vấn đề nhức nhối, là điểm nóng đáng báo động.
Những hành động quấy rối tình dục trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức hoặc không có khả năng phản kháng. Các em nhỏ sẽ bị thủ phạm đe dọa, dụ dỗ để giữ kín hành động xấu hoặc sợ điều tiếng mà chính nạn nhân hoặc gia đình không lên tiếng tố cáo. Theo số liệu nghiên cứu năm 2002 của WHO có tới 150 triệu bé gái và 73 triệu bé trai bị xâm hại tình dục.
Ở nước ta vấn đề xâm hại trẻ em được đưa ra bàn luận, phân tích trong nhiều cuộc họp. Vấn đề xâm hại trẻ em những năm gần đây diễn ra ở nhiều địa phương, từ thành thị đến nông thôn. Điều này mang đến ám ảnh tâm lý nặng nề dành cho trẻ em đến suốt cuộc đời. Tình trạng trẻ em bị chính những người thân, quen biết xâm hại khiến trẻ bị tổn thương tâm lý nặng nề. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật cần phải lên án mà còn gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp của đạo đức, luân thường đạo lý. Trong báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” của Đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV đưa ra những con số đáng buồn:
- Từ ngày 1/1/2015 – 30/6/2019, cả nước có tới 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện.
- Cơ quan có thẩm quyền đã xử lý 8709 vụ có trẻ em bị xâm hại. Trong đó: 6432 trẻ bị xâm hại tình dục, 857 trẻ bị bạo lực, 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt, 1314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác.
- Với số lượng 1400 trẻ em thì tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
Trước tình hình xâm hại trẻ em diễn ra nghiêm trọng thì vấn đề đưa ra các chế tài xử lý cần được thực hiện quyết liệt. Xử lý nghiêm minh, hiệu quả tất cả các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em. Bên cạnh đó xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị chưa hoặc không làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình đối với công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Ngoài ra việc trang bị kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em cần được giáo dục sâu rộng. Dưới đây bạn có thể tham khảo các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em:
- Dạy trẻ không nên tiết lộ tên thật của mình với người lạ. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân lên các vị trí mà người lạ có thể quan sát dễ dàng.
- Hướng dẫn trẻ hét to, la lớn khi có người lạ cầm tay hoặc cố tình làm những hành động thân mật. Việc này giúp trẻ bảo vệ bản thân khi có người xấu định tiếp cận.
- Không cho người lạ vào nhà khi trẻ chưa quen biết. Tự đặt ra mật khẩu giữa các thành viên trong gia đình với nhau để có thể trao đổi, liên lạc thuận tiện nhất.
- Tuyệt đối không gặp người lạ trên Internet một mình vì có thể gặp phải những trường hợp đáng tiếc.
- Cài các ứng dụng theo dõi hành trình di chuyển của bé để quan sát dễ dàng. Đồng thời trang bị thiết bị như đồng hồ, dây chìa khóa, vòng tay… để theo dõi vị trí của bé thuận tiện nhất.
>> Xem thêm:
- Quyền Trẻ Em là gì? Tại sao cần phải Tôn Trọng quyền Trẻ Em
- Cần tìm việc Giữ em bé có chế độ Đãi ngộ Hấp dẫn
Ý nghĩa và giải pháp trong vấn đề chống xâm hại trẻ em
Các giải pháp cần thực hiện
Trong thời gian tới cần tạo môi liên kết giữa nhà trường – gia đình – cơ quan chính quyền trong vấn đề bảo vệ trẻ em. Các biện pháp cần thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo môi trường phát triển toàn diện. Do đó cơ quan có thẩm quyền đề ra các biện pháp dưới đây:
- Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến trẻ em, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em.
- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm hại trẻ em.
- Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.
- Bảo đảm nguồn lực phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và chỉ đạo UBND các cấp triển khai thực hiện.
Ý nghĩa của việc phòng chống xâm hại trẻ em
Xâm hại trẻ em là vấn đề nhức nhối, cần được giải quyết một cách đồng bộ, triệt để. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, do đó cần tạo môi trường sống lành mạnh để trẻ vui chơi phát triển. Vì vậy vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em không chỉ có ý nghĩa đến cá nhân mà còn mang ý nghĩa đến cả xã hội:
- Phòng chống xâm hại trẻ em được thực hiện quyết liệt nhằm hạn chế tình trạng suy đồi về đạo đức, lối sống của một số bộ phận.
- Phòng chống xâm hại trẻ em giúp trẻ có cuộc sống vui tươi, phát triển lành mạnh từ thể chất đến tinh thần.
- Tạo nên một xã hội văn minh, lịch sự trong đó trẻ em là đối tượng được quan tâm hàng đầu.
- Xây dựng thế hệ trẻ có đủ trí – tài – tâm để nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Vì vậy quá trình trưởng thành của trẻ cần được hoàn thiện, đảm bảo lối sống lành mạnh.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em. Hy vọng đó là những kiến thức quan trọng, cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em có môi trường sống lành mạnh. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng xâm hại ở trẻ, giúp trẻ có cuộc sống phù hợp với đúng độ tuổi của mình.