Trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ và chăm sóc nhiều nhất. Đây cũng là tương lai của một đất nước. Chính vì thế, để bảo vệ trẻ em cách tốt nhất, nước ta đã ban hành một số điều luật về quyền trẻ em. Đây là những quy định cơ bản để giúp trẻ em được sống và học tập cách đúng đắn, đầy đủ nhất. Vậy Quyền Trẻ Em là gì và trẻ em có những quyền gì? Bài viết sau sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.
Quyền trẻ em là gì?
Quyền trẻ em được hiểu là quyền của con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em. Mỗi người trong chúng ta đều sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Trẻ em cũng vậy. Ở mỗi một lứa tuổi và trình độ khác nhau, chúng cũng có quyền, mang những nghĩa vụ khác nhau. Quyền của trẻ em cũng cần được tôn trọng và bảo vệ giống như quyền của người lớn.
Quyền Trẻ Em là điều cần thiết để những trẻ em được sống và lớn lên cách lành mạnh và an toàn. Nhờ có quyền trẻ em, tất cả các trẻ em thuộc mọi tầng lớp, mọi độ tuổi đều sẽ được bảo vệ trước pháp luật. Ngoài ra, quyền trẻ em còn giúp các em tham gia tích cực vào sự phát triển của bản thân.Quyền trẻ em là quyền cơ bản của mỗi con người và là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Khi mà xã hội ngày nay ngày càng có nhiều bất công và bạo lực xảy ra, quyền trẻ em cần được phổ biến và tiếp cận đến với nhiều người hơn. Có như vậy, quyền này mới có thể phát huy được tác dụng và giúp đỡ được nhiều trẻ em khốn khổ hơn.
Quốc tế đã có công ước về quyền trẻ em cũng như luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em. Công ước này đã quy định rõ ràng về các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới được hưởng. Công ước về quyền trẻ em được hầu hết các nước trên thế giới công nhận. Việt Nam cũng là một trong số đó. Nước ta là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này vào năm 1990. Đối với nước ta, những người dưới 16 tuổi đều sẽ được coi là trẻ em và cần được bảo vệ.
Xem thêm:
- Người trông trẻ, dịch vụ giúp việc chăm sóc trẻ em uy tín tại Hà Nội
- Bài tập Yoga cho Trẻ Em nhẹ nhàng mà tốt cho sức khỏe
4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em
4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em là những quyền mà bất cứ trẻ em nào cũng cần được nhận. Những nhóm quyền này sẽ quy định về tất cả các mặt trong cuộc sống của trẻ em. Theo công ước về Quyền Trẻ Em của quốc tế thì trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản như sau:
Quyền được sống còn
Nhóm quyền này có nghĩa là trẻ em có quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển. Đề làm được điều này, người giám hộ phải cung cấp được nơi ở, ăn uống đủ chất và được chăm sóc sức khoẻ.
Bên cạnh đó, trẻ em cũng cần được khai sinh ngay sau khi mới ra đời. Có như vậy, chúng mới được công nhận là công dân hợp pháp của nước ta và mới được hưởng các quyền cơ bản khác.
Quyền được phát triển
Nhóm quyền này quy định về những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Nhóm quyền này bao gồm quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.
Ngoài ra, trẻ em cũng cần có sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc từ cha mẹ cùng các thành viên khác trong gia đình. Nhờ những người thân này mà trẻ em sẽ học được những điều tốt đẹp, được dạy những điều hay lẽ phải để sau này khi lớn lên chúng biết cách sống và làm người sao cho đúng.
Quyền được bảo vệ
Quyền được bảo vệ bao gồm những quy định như định về việc bảo vệ thể xác, tâm hồn và tinh thần của chúng. Có không ít trẻ em đã bị xâm phạm quyền này trong suốt thời thơ ấu của chúng. Và vì chúng còn nhỏ nên người lớn dễ dàng bóc lột chúng mà không gặp quá nhiều sự chống trả hay khó khăn nào.
Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Người lớn cũng có quyền bảo mật về thư tín và quyền này thường được tôn trọng. Tuy nhiên, đối với trẻ em nhiều người còn không tôn trọng quyền này mà lại xâm phạm cách thường xuyên. Họ cho rằng trẻ em còn nhỏ nên không cần có sự riêng tư.
Quyền được bảo vệ sẽ giúp trẻ em không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng. Trong trường hợp, có người làm trái pháp luật cũng sẽ bị phạt và giam giữ theo đúng quy định.
Quyền được tham gia
Trẻ em có quyền được tham gia bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân. Trẻ em còn có quyền tự do kết bạn, giao lưu, hội họp và được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi.
Một số quyền và bổn phận của trẻ em
25 quyền mà trẻ em được hưởng là:
- Quyền được sống
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của bản thân
- Quyền vui chơi, giải trí theo sở thích của bản thân
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền về tài sản. Trẻ em được hưởng những tài sản mà chúng được thừa kế hoặc tạo ra.
- Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Quyền được sống chung với cha, mẹ
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
- Quyền của trẻ em khuyết tật
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Bổn phận của trẻ em đối với các khía cạnh của đời sống là:
- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
- Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
- Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân là học tập thật tốt
Những điều cần biết về quyền trẻ em
Các Quyền Trẻ Em bên trên được quy định đầy đủ cho tất cả mọi trẻ em. Những trẻ em trên thế giới dù thuộc dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, màu da,… nào cũng đều được hưởng quyền này. Trẻ em càng ít tuổi càng phải được bảo vệ và chăm sóc chu đáo hơn. Ở một số nước thì các trẻ em gái sẽ có những quyền được ưu tiên hơn. Ngoài ra, cũng có một số chương trình, dự án dành cho trẻ em do những cá nhân, tổ chức phi chính phủ lập ra để bảo vệ trẻ em.
Những quy định về quyền trẻ em không làm giảm vai trò của các bậc cha mẹ đối với con cái. Ngược lại, những quyền này sẽ bắt buộc cha mẹ phải đối tốt với con cái và chăm sóc chúng cách toàn diện hơn. Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định rõ ràng về tầm quan trọng của cha mẹ trong quá trình dạy dỗ con cái. Công ước này cũng chỉ rõ rằng Chính phủ phải tôn trong và giúp đỡ gia đình hoàn thành trách nhiệm cao quý đó.
Trong trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ không đủ khả năng để nuôi dưỡng và cung cấp cho trẻ em một môi trường đầy đủ thì các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm thay cha mẹ chăm sóc trẻ em. Ở một số nước trên thế giới, việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ em là một việc rất quan trọng. Vì thế, cả đất nước và chính phủ đều chú trọng và quan tâm vấn đề này.
Bởi công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được các nước chấp thuận nên nếu có trường hợp nào thực hiện sai công ước cũng sẽ bị xử phạt thích đáng. Có những vụ bạo hành trẻ em gây xôn xao dư luận đã được pháp luật nước ta xử lý cách nghiêm minh. Những trải nghiệm và quá trình phát triển thời thơ ấu là yếu tố quyết định nhất đối với cuộc đời của mỗi người. Vì vậy, hãy để trẻ em được sống vui vẻ và tận hưởng những quyền lợi mà chúng đáng được hưởng.
Quyền Trẻ Em và những thông tin xoay quanh quyền trẻ em mà chúng tôi cung cấp bên trên có thể đã giúp nhiều người có cái nhìn đúng đắn hơn về trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Không chỉ là vì trách nhiệm xã hội mà còn vì thực hiện đúng pháp luật, hãy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em cách tốt nhất. Hy vọng mỗi đứa trẻ đều sẽ là bảo bối và được gia đình bảo vệ theo hướng tích cực nhất.