Khi đã bước qua cái tuổi trẻ nồng nhiệt với đầy đam mê thì con người ta thường trở nên trầm lắng và có những suy nghĩ riêng. Tâm lý của người già cũng vì thế mà có những thay đổi đáng kể. Điều này càng khiến họ không thể hòa nhập với con gái và dẫn đến gặp các vấn đề về tâm lý. Chính vì thế, bạn cần phải hiểu được những thay đổi trong tâm lý người già và cách khắc phục tình trạng này để có thể chăm sóc cha mẹ một cách tốt nhất.
Những thay đổi trong tâm lý người già
Cảm thấy bị bỏ rơi và quên lãng
Đây là suy nghĩ của đại đa số những người cao tuổi. Sau khi về hưu, người già sẽ mất đi công việc và những người hay tiếp xúc trò chuyện. Cuộc sống của người cao tuổi lúc này chỉ gói gọn vào gia đình và con cái.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác và lối sống khiến người già không thể hòa nhập được với con cái. Những người con cứ mải mê kiếm tiền, lo toan cho cuộc sống của họ vì vậy nên nhiều khi không quan tâm cha mẹ đúng cách.
Người già vì thế sẽ xuất hiện suy nghĩ bản thân là người thừa, bị bỏ rơi và quên lãng trong chính gia đình của mình. Suy nghĩ này sẽ ngày càng nhiều nếu không được giải quyết dứt điểm.
Một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO đã chỉ ra rằng hằng năm các bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn ca bệnh nhân là người lớn tuổi bị lo âu và rối loạn tâm thần. Tình trạng này có thể kéo dài, gây khó khăn cho sinh hoạt và quan hệ xã hội của người cao tuổi.
Càng cao tuổi phản ứng khi giao tiếp sẽ càng chậm
Nếu đã từng tiếp xúc với những người già bạn sẽ nhận ra điều này. Phản xạ chậm ở người già là do các tế bào thần kinh ở não bộ của họ đã bị thoái hóa dần theo tuổi. Những tế bào này một khi đã thoái hóa thì không thể hồi phục được.
Khi giao tiếp người già thường có xu hướng trả lời chậm hơn. Nhiều khi, nói chuyện với người già bạn cũng cần phải nói chậm, giải thích rõ ràng thì họ mới hiểu được. Cũng vì lý do này, nhiều người không muốn giao tiếp với người già dấn đến việc người già càng cảm thấy khó chịu hơn,
Cảm thấy tự ái
Điều này là không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, khi đã có tuổi cả về trí óc và sức khỏe của người già đều không thể dược như khi còn trẻ. Họ sẽ cảm thấy bản thân yếu kém, không giúp được gì cho mọi người, không còn khả năng lao động.
Tâm lý người già vào những lúc thế này rất đặc biệt. Chỉ cần một lời nói hay một hành động nhỏ cũng khiến họ cảm thấy tự ái, tủi thân. ,ặc dù có thể khi nói hoặc hành động người ta không nghĩ gì nhung trong suy nghĩ của người già thì lời nói hành động ấy là nhằm vào họ. Nhiều người già vì tự ái đã bỏ bữa, khóc lóc, không muốn giao tiếp với người khác. Thậm chỉ đã có những trường hợp người già vì tự ái không muốn liên lụy đến con cái đã bỏ nhà đi lang thang.
Mong muốn được quan tâm
Một trong những điều mà khiến người già cảm thấy vui vẻ mỗi ngày chính là được con cái quan tâm chăm sóc. Với người già, những câu hỏi thăm, những lời động viên hay thậm chí là những cuộc điện thoại cũng là niềm vui mỗi ngày của họ.
Người cao tuổi có rất nhiều vấn đề như tâm lý, sức khỏe cần được quan tâm. Họ là đối tượng phải vào bệnh viện hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe nhiều nhất. Những thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối.
Vào những lúc như thế, khao khát được quan tâm của người già càng trở nên lớn hơn. Hãy quan tâm người già đúng cách để họ luôn cảm thấy được yêu thương và trân trọng.
>> Xem thêm:
Sợ cô đơn
Ai cũng mong muốn có được một gia đình với đầy đủ các thành viên. Với người già đều họ mong muốn nhất là có thể ở bên con cháu khi bản thân đã có tuổi. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vì cuộc sống mưu sinh, vì muốn được thoải mái những người trẻ thường có xu hướng ở riêng, không ở cùng bố mẹ.
Có những người cha, người mẹ đếm từng ngày chờ con trở về. Lúc này, tâm lý của người già rất cô đơn. Họ muốn đưuọc cùng con cháu ăn bữa cơm, chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Người già sợ cô đơn, sợ phải sống lủi thủi một mình.
Trầm cảm
Đây có lẽ là vấn đề về tâm lý người già nặng nề nhất. Một nghiên cứu ở Mỹ cho hay trong cả cuộc đời con người thì giai đoạn về già là giai đoạn có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao nhất.
Trầm cảm ở người cao tuổi thường là do lo lắng quá mức về sức khỏe của bản thân, do cô đơn lâu ngày, không có động lực sống tiếp. Những điều này không chỉ khiến người già mất ngủ, hay buồn phiền mà còn rối loạn tất cả các chức năng khác của cơ thể.
Người già phản ứng đã chậm khi mắc phải vấn đề này sẽ càng chậm chạp hơn. Họ thường suy nghĩ, liên tưởng không nhanh, kèm theo có một số hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bản thân thấp kém. Nếu bệnh này không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hành vi tự sát.
Cách khắc phục những thay đổi trong tâm lý người già
Tập thể dục, thể thao đều đặn
Tập thể dục, thể thao ở người cao tuổi đang là xu hướng được nhiều quốc gia khuyến khích. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp người già duy trì được sự dẻo dai của cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý. Ngoài ra, việc tham gia các hội nhóm tập thể dục thể thao cũng giúp người già giải tỏa được tâm lý hơn.
Người già nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nên chọn những bài tập thiên về sự dẻo dai và tăng cường vận động các khớp. Người già có thể lựa chọn những hoạt động như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe,…
Tham gia vào các hoạt động xã hội
Để người già tham gia vào các hoạt động sẽ giúp họ cảm thấy bản thân sống có ích hơn. Điều này sẽ giúp bản thân người già được thanh thản hơn rất nhiều,
Hiện nay, có rất nhiều người gài tham gia vào các công tác xã hội như làm tổ trưởng tổ dân số, chủ tịch hội phụ nữ,… Người già được tham gia vào các công tác xã hội người già sẽ luôn cảm thấy tươi mới, cuộc sống sẽ có thêm nhiều niềm vui mới.
Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là tình trạng có thể dẫn đến một số vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ là một tiến trinh lão hóa của tự nhiên nên cần phải áp dụng một số biện pháp thường xuyên giúp trí não hoạt động. Nên tập sống có trật tự, có phương pháp, tập thói quen đọc sách, luyện trí nhớ,.. Không uống rượu, bia hay các chất kích thích vì có thể thúc đẩy nhanh quá trình suy giảm trí nhớ, thậm chí là mất trí nhớ ở người già.
Người già có thể tham gia học thêm một môn học mới tùy theo sở thích. Điều này sẽ kích thích để não bộ người già có thể phát triển hơn. Với những bệnh nhân đã bị suy giảm trí nhớ đã được xác định thì nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tuổi càng cao sức khỏe của người già càng suy yếu. Do đó, người cao tuổi thường dễ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh mạn tính. Bên cạnh việc phòng bệnh bằng cách có chế độ sinh hoạt đúng đắn thì người già cũng nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người già kiểm soát được bệnh tật, đặc biệt là có thể tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nếu người già có những bệnh mạn tính thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống và sử dụng thuốc cho đúng đắn.
Tâm lý người già nên được quan tâm theo những cách đúng đắn nhất. Những kiến thức trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ về tâm lý người già. Đồng thời, những kiến thức này sẽ giúp người già sống vui và sống khỏe hơn.