Có không ít mẹ gặp khó khăn khi phải cho em bé ngủ, đặc biệt là với những ai mới bắt đầu làm mẹ. Bởi lẽ, do mới được sinh ra nên bé chưa được hình thành đồng hồ sinh học, bé sẽ không thích nghi với giờ sinh hoạt của người lớn. Trong khi đó, các mẹ mới sinh xong cần có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục cơ thể. Nếu các em bé không chịu ngủ đúng giờ thì sức khoẻ của mẹ sẽ không được đảm bảo. Hãy thử thực hiện các cách dỗ em bé ngủ dưới đây để giúp em bé ngủ dễ dàng hơn.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với em bé
Mọi người có từng thắc mắc tại sao em bé lại cần ngủ đủ giờ và đúng giấc không? Các nhà khoa học đã chứng minh giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Lúc em bé ngủ là thời gian để não bộ phát triển. Giấc ngủ tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển của trẻ thông qua các hormone tăng trưởng khác nhau. Người ta đã chỉ ra rằng có tới 2/3 tế bào não được tạo ra và phát triển trong 3 năm đầu đời. Để những tế bào não này được phát triển hoàn toàn thì việc ngủ đủ giấc và ngủ ngon là quan trọng nhất.
Ngoài ra, trong thời gian em bé ngủ não bộ vẫn không được nghỉ ngơi mà phải tổng hợp, xử lí những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong ngày. Nếu không có thời gian này thì việc phát triển trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ có vai trò trong việc phát triển thể chất, giấc ngủ còn có ý nghĩa đối với việc phát triển trí tuệ, bởi lúc ngủ là thời gian để não bộ có thể xử lý những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong ngày. Nếu thời gian ngủ không đủ Có thể khiến cho não bộ không kịp làm việc. Từ đó, sự phát triển tư duy, trí tuệ Không được bình thường.
Nếu không phải Vì lý do bất khả kháng, các em bé lên được tạo mọi điều kiện Để có được một giấc ngủ vừa đảm bảo về chất lượng và thời gian. Trẻ không ngủ đủ không chỉ khiến bé không phát triển theo đúng chu trình mà còn khiến mẹ mệt mỏi, không đủ sức để chăm bé. Hãy cố gắng để bé có được một giấc ngủ thật ngon và chất lượng.
Cách dỗ em bé ngủ
Hiện nay, có rất nhiều cách để dỗ em bé ngủ. Các mẹ có thể chọn một trong số các cách sau:
Quấn tã để em bé ngủ ngoan hơn
Quấn tã là một trong những cách dỗ em bé ngủ hiệu quả nhất trong những tháng đầu đời. Quấn tã giúp em bé được cố định, không bị giật mình và thức giấc khi ngủ. Quấn tã sẽ tạo cho em bé một cảm giác như đang được ôm, hoặc đang được nằm trong bụng mẹ, vừa ấm áp vừa an toàn. Khi em bé mới ra đời, sự thay đổi môi trường khiến nhiều em bé không thể thích nghi được. Quấn tã sẽ giúp em bé có được cảm giác quen thuộc, không còn xa lạ. Nhờ vậy, bé sẽ ngủ ngon và dễ dàng hơn.
Còn một lý do để quấn tã trở thành cách rồi em bé ngủ hiệu quả đó chính là các bé mới được sinh ra thường sẽ phải ngủ nhiều hơn so với các bé lớn hơn. Nếu quấn tã thường xuyên thì bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ bất cứ lúc nào, dù cho là nằm trên tay mẹ, nằm trên giường hay trên nôi. Có những em bé được quấn tã rồi đang chơi mà cũng ngủ lúc nào mẹ không biết. Các mẹ nên dùng cách dỗ em bé ngủ này như một thói quen cho em bé của mình.
Mẹ có thể mua cho bé một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế chuyên để quấn. Khi quấn tã hãy cho bé đủ chỗ để chân tay bé cửa động dễ dàng hơn. Không nên quấn bé quá chặt chẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cột sống và xương hông của trẻ. Mẹ cũng nên thay đổi các loại tã sử dụng cho bé khi thời tiết thay đổi. Vào những ngày thời tiết ấm áp nên chọn những loại tã mềm mại, dễ thấm hút và mỏng nhẹ. Còn vào những ngày thời tiết lạnh hơn một chút thì dùng tã dày, ấm sẽ thích hợp hơn.
Dỗ em bé ngủ bằng cách quấn tã chỉ nên sử dụng cho trẻ dưới ba tháng tuổi. Vì sau khoảng thời gian này trẻ đã có thể lật hoặc cử động liên tục. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng quấn tã có thể khiến bé khó chịu hoặc khi bé nằm sấp việc quấn tã sẽ rất nguy hiểm. Mẹ nên cân nhắc để sử dụng cách quấn tã cho em bé trên 3 tháng tuổi.
Nhận biết các dấu hiệu khi em bé buồn ngủ
Hầu như trong những tháng đầu, các em bé sẽ không tuân theo lịch trình sinh hoạt như người lớn. Tuy nhiên, các bé cũng sẽ có những dấu hiệu khi muốn ngủ. Do đó ba mẹ cần phải học cách nhận ra các dấu hiệu này để giúp em bé ngủ nhanh hơn. Đây là những dấu hiệu mà đại đa số các em bé đều sẽ có. Chỉ cần cha mẹ chú ý quan sát một chút là có thể nhận ra những dấu hiệu này. Từ sau ba tháng tuổi, các số liệu này sẽ dễ dàng nhận ra hơn hẳn vì mẹ đã hiểu bé hơn.
Những dấu hiệu cho thấy em bé buồn ngủ gồm:
- Ngáp
- Chà tay lên mắt, tai, miệng hoặc đầu. Có những em bé cứ đưa tay lên mặt xoa đi xoa lại.
- Nhìn xa: Bé có thể không nhìn mẹ mà nhìn đi chỗ khác hoặc có thể chỉ nhìn vào một chỗ mà không đảo mắt.
- Quấy khóc. Tiếng khóc có thể khóc thút thít hoặc tiếng thét chói tai, tuỳ thuộc vào mức độ mệt mỏi của bé. Bé càng mệt, càng buồn ngủ thì tiếng thét sẽ càng to.
- Dấu hiệu của sự quá sức. Bé quá mệt mỏi có thể khóc rất to, chói tai. Tay bé có thể bị kéo căng, cơ thể căng cứng trong khi khóc. Khi bé như vậy thì cần một thời gian dài để dỗ dành bé.
- Không chịu chơi. Đây có lẽ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Nếu thấy bé đang chơi mà cứ nằm yên, không chịu chơi, không hoạt động nữa thì có nghĩa bé đã buồn ngủ.
Tạo cho bé một thói quen ngủ đúng giờ
Nếu như bé không được tạo thói quen ngủ đúng giờ thì thời gian ngủ của bé sẽ rất ngắn và nhiều khi sẽ ngủ thất thường. Các mẹ hãy học để tạo cho bé một thói quen ngủ đúng giờ. Đây chính là cách dỗ em bé ngủ khoa học nhất. Mẫu chốt của cách làm này là chỉ cần mẹ nhận biết được các dấu hiệu khi em bé buồn ngủ.
Từ sau khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ không có thời gian đi ngủ cụ thể. Thực tế là bé ngủ thường xuyên, có thể ngủ liên tục cả ngày và đếm. Tuy nhiên, ngay từ lúc này mẹ nên tạo cho bé thói quen ngủ. Tuỳ thuộc vào thời gian ban ngày hay ban đêm để có thể cho bé ngủ dài hay ngắn. Phải làm sao để bé ngủ theo đúng nhịp sinh học là tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi tập cho em bé thói quen ngủ đúng giờ:
- Có các hoạt động giúp bé thoải mái, dễ ngủ hơn khi đã đến giờ cho bé ngủ: tắm, lắc lư, quấn tã,…
- Giữ thói quen đến giờ đi ngủ cho bé. Lâu dần bé sẽ quen và cứ đến thời gian đó là sẽ buồn ngủ và ngủ dễ dàng hơn.
- Đơn giản và lặp đi lặp lại: thói quen mẹ tạo cho bé nên đơn giản, dễ dàng, lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong bất kỳ môi trường nào. Bằng cách đó, ngay cả khi mẹ không ở nhà, mẹ vẫn có thể tạo thói quen để bé ngủ dễ hơn.
- Nên tạo cho trẻ giờ đi ngủ phù hợp với giờ ngủ của mẹ nhất. Có như vậy, mẹ vừa có thời gian nghỉ ngơi vừa có thể chủ động sắp xếp công việc của bản thân.
- cố gắng giữ thói quen đi ngủ đúng giờ càng lâu càng tốt. Thói quen này không chỉ là cách dỗ em bé ngủ ngon mà còn là phương pháp để sau này bé có thể đi ngủ cách khoa học nhất.
- Khi bé đã đến giờ đi ngủ hãy tạo ra một môi trường ngủ phù hợp. Để tạo ra một môi trường hoàn hảo, mẹ hãy ngừng mọi hoạt động ngay khi mẹ phát hiện ra tín hiệu buồn ngủ của bé. Đưa em bé vào phòng riêng của mình. Tắt đèn, kéo rèm cửa, hạn chế mọi tiếng ồn và quấn tã trước khi hát ru cho bé ngủ.
>> Xem thêm:
- Làm thế nào để đầu em bé tròn – Mẹ bỉm đã biết chưa?
- Nhiệt độ em bé bao nhiêu là bình thường? Giải đáp thắc mắc
Không cho bé ngủ ngày quá nhiều
Vào ban ngày bạn nên tổ chức các hoạt động vận động hay nghe nhạc, trò chuyện với con, chơi cùng con,…. để con không ngủ ngày quá nhiều. Mẹ có thể cho bé ngủ những giấc ngủ ngắn để lấy lại sức trong ngày. Nhưng đừng để bé ngủ nhiều vì có thể thay vì ngủ bé sẽ thức vào ban đêm. Đây là một trong những cách dỗ em bé ngủ được các chuyên gia khuyên dùng. Nếu để bé ngủ trưa, hãy canh giờ và đánh thức bé dậy khi đã đến giờ.
Xoa bóp chân tay cho bé để bé dễ ngủ hơn
Xoa bóp chân tay nhẹ nhàng cho bé cũng là một trong những cách dỗ em ngủ hiệu quả. Hãy để bé nằm ngửa, dỗ nhẹ nhàng rồi vuốt ve bé từ từ để bé quen dần với cảm giác được xoa bóp. Nên xoa bóp từ đầu, cổ rồi cả hai tay và chân cho bé. Với những bé còn nhỏ các bạn chỉ cần sử dụng đầu một vài ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng là được. Với những bé lớn hơn có thể dùng cả bàn tay xoa ấn nhẹ nhàng.
Với lòng bàn tay và lòng bàn chân, đây là hai điểm nhạy cảm và dễ gây buồn ngủ khi xoa bóp nhất. Cha mẹ nên học thêm vị trí một số huyệt rồi vừa xoa bóp vừa ấn huyệt nhẹ nhàng. Như vậy không chỉ giúp em bé dễ ngủ mà còn có thể giúp tăng cường sức khoẻ cho bé.
Những điều cha mẹ cần tránh để bé có được giấc ngủ ngon
Để em bé có được giấc ngủ chất lượng cha mẹ cần hạn chế làm những điều sau đây:
Đánh thức con khi ngủ
Nếu con ngủ và trong xe đẩy , xe tập đi hay một vị trí nào đó không thích hợp thì bố mẹ chỉ cần mang bé nhẹ nhàng vào nơi an toàn để bé có thể tiếp tục ngủ. Bố mẹ có thể cho bé một giấc ngủ trưa ngon lành ở bất cứ vị trí nào chỉ cần để mắt quan sát khi con ngủ là được. Đừng nên cố gắng đánh thức con chỉ để đổi chỗ ngủ. Như vậy bé sẽ khó để ngủ lại hơn.
Hãy để bé có được một giấc ngủ tuy ngắn nhưng chất lượng. Còn hơn là ngủ trong thời gian dài nhưng lại phải thức dậy đi thức dậy lại hoặc tỉnh giấc giữa giờ ngủ. Nên để bé ở tư thế ngủ yêu thích bởi bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hoen.
Vội thức giấc khi nghe những âm thanh đầu tiên bé phát ra khi ngủ
Đôi khi trong những lúc ngủ, bé có thể cử động, cười, mếu,… một chút. Đó có thể là những hành động vô thức của bé khi bé mơ. Nhiều bố mẹ cẩn thận vội thức giấc khi nghe những âm thanh đầu tiên bé phát ra khi ngủ. Vô tình bố mẹ có thể tạo thành tiếng động hoặc làm em bé thức giấc bởi hành động này của mình. Không nên thức dậy ngay khi nghe tiếng động của em bé mà nên nằm yên quan sát xem bé sẽ phản ứng thế nào tiếp theo để có cách giải quyết đúng đắn hơn.
Sử dụng núm vú giả để bé ngậm khi ngủ
Mặc dù đã Có rất nhiều khuyến cáo về việc không nên để bé sử dụng núm vú giả khi ngủ nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn thực hiện hành động này. Việc sử dụng núm vú giả để bé ngậm khi ngủ có thể góp phần gây ra các vấn đề về nha khoa. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra Mối liên quan giữa núm vú giả và bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ. Nhất là khi sử dụng núm vú giả kém chất lượng. Việc sử dụng núm vú giả khi ngủ còn tạo thói quen xấu cho bé. Những lần sau này muốn cho bé ngủ đều sẽ phải dùng núm vú giả.
Đặt đồ chơi hoặc quá nhiều đồ đạc vào trong nôi
Việc đặt quá nhiều đồ chơi cũng như các vật dụng không cần thiết khác vào trong chiếc nôi nhỏ bé sẽ khiến cho khoảng không gian của con trở nên chật hẹp hơn. Do đó, điều này có thể khiến bé không có được một môi trường ngủ thoải mái, bé sẽ có thể phải thức dậy vì chật chội.
Sử dụng giường hoặc chỗ ngủ cho các hoạt động vui chơi, ăn uống
Cha mẹ nên nhớ giường hoặc chỗ ngủ chỉ nên dùng làm nơi để cho bé ngủ mà không nên sử dụng chúng vào các mục đích khác. Nếu vui chơi hoặc ăn uống trên giường có thể khiến nó bị bẩn, mất vệ sinh, gây nên mùi khó chịu. Do đó bé sẽ không có được giấc ngủ ngon.
Cách dỗ em bé ngủ và những nội dung liên quan đến giấc ngủ của bé đã được chúng tôi đề cặp rất chi tiết. Bài viết này sẽ giúp rất nhiều cha mẹ có thể cho con mình một giấc ngủ ngon và chất lượng nhất. Chúc các bạn có thể chăm sóc và nuôi dưỡng em bé cách tốt nhất có thể.