Làm thế nào để đầu em bé tròn – Mẹ bỉm đã biết chưa?

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Tình trạng méo đầu rất hay xảy ra ở trẻ em vì xương sọ của trẻ còn mềm chưa được cứng cáp. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến thần kinh cũng như sự phát triển của trẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho trẻ về sau này. Các bậc phụ huynh luôn lo lắng những đứa con của mình sẽ bị méo đầu từ khi mới sinh ra. Làm thế nào để đầu em bé tròn và những nguyên nhân gì khiến bé bị méo đầu sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tham khảo để giúp em bé của mình phát triển cách an toàn nhất.

Nguyên nhân khiến em bé bị méo đầu

Tình trạng méo đầu thường  xảy ra ở trẻ em đặc biệt là những em bé sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến em bé bị méo đầu. Một số nguyên nhân thường gặp là:

Bé sơ sinh bị méo đầu do lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường

Trong quá trình sinh đẻ, phần đầu của bé sẽ được rặn ra trước. Lúc này đầu của bé sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với kích thước khung chậu của mẹ. Nhờ đó có thể giúp bé chui ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh đầu nếu không cẩn thận đầu của bé có thể biến dạng và méo mó.
Bé sơ sinh bị méo đầu do lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường
Bé sơ sinh bị méo đầu do lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường
Bên cạnh đó với những người mẹ sinh thường mà con có kích thước lớn, phải rặn quá nhiều và quá lâu cũng sẽ khiến đầu bé bị dài  hoặc méo hẳn sang một bên. Đầu bé méo hoặc dài ra thì quá trình rặn đẻ mới thành công. Cũng vì vậy mà đầu của em bé rất khó để trở lại hình dáng ban đầu sau khi sinh ra.

Trẻ sinh non cũng dễ bị méo đầu

Khi trẻ sinh thiếu tháng thì xương sọ chưa được phát triển toàn diện như những đứa trẻ đủ tháng. Chính vì thế, những trẻ sinh non hoặc thiếu tháng thường sẽ bị méo đầu dù cho là các bé sinh thường hay sinh mổ. Trường hợp nhẹ thì đầu bé sẽ không đều đặn và lệch về một bên. Có những trường hợp bị nặng thì đầu của bé có thể méo hẳn cả một bên hoặc biến dạng hoàn toàn. Trường hợp này thì sẽ thường nguy hiểm.

Lượng nước ối cũng quyết định đến tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh

Buồng nước ối không chỉ giúp Cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn là cái nôi bảo vệ thai nhi khỏi những nguy hiểm hoặc tác động bên ngoài. Ngoài ra, trong quá trình sinh em bé nước ối cũng đóng vai trò làm giảm lực tác động lên đầu bé. Nếu lượng nước ối ít ít thì khi sinh ra đâu bé có thể bị méo hoặc lệch. Chỉ khi lượng nước ối vừa đủ đâu bé mới có thể chui ra an toàn và nguyên vẹn. Các mẹ nên chú ý để cung cấp đủ lượng nước ối từ đó giúp bảo vệ bé tốt hơn.

Thai đôi cũng gặp tình trạng bị méo đầu

Khi ở trong bụng mẹ các thai nhi thường có sự phân chia chỗ nằm của mình. Con càng lớn mẹ càng trở nên chật hẹp và thiếu diện tích. Với những người có thai đôi, quá trình di chuyển, xoay trở vị trí trong bụng mẹ các thai nhi có thế va chạm vào nhau. Diện tích bé cộng với quá trình xoay chuyển khó khăn sẽ khiến đầu bé bị méo.

Để bé nằm lâu ở một tư thế

Đây có lẽ là nguyên nhân hay gặp nhất khiến bé bị méo đầu. Ở những đứa trẻ ngoan ngoãn, không quấy khóc nhiều, không Đòi bế thì nhiều phụ huynh có xu hướng để bé ở một tư thế. Chính điều này đã khiến đầu bé bị bẹp hoặc méo. Cha mẹ thường không để ý nhiều đến vấn đề này chỉ khi thấy đầu con bị méo thì mới phát hiện ra. Lúc ấy đầu của trẻ thường đã méo hẳn và rất khó nắn tròn.

Làm thế nào để đầu em bé tròn?

Tình trạng méo đầu ở trẻ không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cùng thể chất về sau này của bé. Có những bé theo thời gian đầu trẻ sẽ tự điều chỉnh để tròn lại. Tuy nhiên để đầu em bé tròn ngay từ khi sinh ra các cha mẹ hãy thực hiện những cách sau đây:

Không cho bé nằm quá lâu ở một tư thế kể cả khi thức và ngủ

Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp đầu bé luôn tròn. Các cha mẹ hãy chú ý để không cho bé nằm quá lâu ở một tư thế kể cả khi ngủ hay khi thức. Nếu nếu bé ngủ mẹ phải trở đầu để bé nằm nghiêng bên trái rồi bên phải hoặc nằm ngửa. Nên thường xuyên chuyển đổi tư thế cho bé. Có những bé khi ngủ thường thích nằm ở một tư thế nhất định. Vì thế khi bé đã ngủ say các bạn có thể thay đổi tư thế cho bé được.

Không cho bé nằm quá lâu ở một tư thế kể cả khi thức và ngủ
Không cho bé nằm quá lâu ở một tư thế kể cả khi thức và ngủ

Lúc bé thức mẹ nên tập cho con nằm sấp, lẫy,…Việc này không chỉ giúp xương của con cứng cáp hơn mà đầu con cũng được bảo vệ tốt hơn, sẽ tròn và không bị méo hay lệch. Tuy nhiên, nếu cho bé nằm sấp hay lật cha mẹ bắt buộc phải có một người canh chừng tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thu hút sự chú ý của trẻ

Từ tháng thứ 2 trở đi, những lúc bé nằm trong nôi hay trên giường, nếu bận mẹ có thể sử dụng các đồ chơi có âm thanh, tiếng động để khuyến khích bé xoay đầu về nhiều phía đó. Chuông treo cũi, lục lạc hay bóng vải có tiếng nhạc sẽ giúp trẻ quan sát vừa luyện mắt linh hoạt, vừa nghiêng xoay đầu để tránh bị móp. Nhờ thế mà đầu con sẽ tròn đẹp, giảm thiểu việc trẻ sơ sinh méo đầu.

Đổi tư thế cho con bú

Đây là cách làm đơn giản nhất để giúp làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị méo đầu mà không phải ba mẹ nào cũng biết. Bởi lẽ nhiều bà mẹ quan niệm bên nào có nhiều sữa thì chỉ cho con bú bên đó. Lâu dần chỉ một bên có sữa còn một bên thì không có chút sữa nào. Khi bé bú cũng chỉ bú sữa ở một bên. Điều này hoàn toàn không có lợi cho trẻ sơ sinh. Việc thay đổi tư thế và bên cho con bú vừa kích  thích tuyến sữa hoạt động đồng đều vừa giúp đầu con không bị nghiêng quá nhiều về một bên. Nhờ vậy, đầu của bé luôn được cân đối.

Đổi tư thế cho con bú
Đổi tư thế cho con bú
>> Xem thêm:

Một số biện pháp cải thiện tình trạng méo đầu của trẻ

Với những trẻ sơ sinh bị méo đầu các cha mẹ có thể sửa số một số biện pháp sau:

Đặt bé ngủ ở tư thế đúng

Khi đặt bé nằm xuống giường, mẹ nên chú ý đặt bé từ từ, đặt lưng và người xuống trước, sau đó mới tới đầu. Nên chỉnh đầu bé sao cho thoải mái và phù hợp với gối thấp hoặc khăn mềm.
Tránh cho trẻ nằm trên gối cứng hoặc mặt phẳng cứng, nên cho bé gối đầu bằng khăn mềm hoặc gối mềm, thấp để vừa không ảnh hưởng tới xương cổ trẻ, và không tạo áp lực lên vùng đầu trẻ khiến tình trạng bẹp đầu nặng hơn.

Xoa nắn để giúp đầu bé tròn hơn

Trong những tháng đầu tiên khi hộp sọ bé còn mềm thì các cách khắc phục như: đặt bé nằm nghiêng, tập nằm sấp,..sẽ giúp đầu con dần  tròn đẹp trở lại. Tuy nhiên từ các tháng sau đó, khi con đã 6 tháng tuổi bé bị méo đầu mẹ mới áp dụng sửa đầu cho bé thì hầu như sẽ không hiệu quả nữa.

Lúc này, mẹ có thể tham khảo cách xoa nắn đầu cho bé tại khoa vật lý trị liệu của các bệnh viện nhi. Xoa đầu lên tổ cho bé kể cả khi bé bú, bé chơi và bé ngủ. Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ vật dụng, dụng cụ nào chữa bẹp đầu cho con chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Tốt nhất là mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ tư vấn cũng như thực hiện trị liệu phù hợp.

Sử dụng mũ chỉnh đầu tròn cho con

Đây là cách mà nhiều bà mẹ phương tây đã sử dụng để giúp em bé có đầu tròn hơn. Mũ này được thiết kế như một loại mũ bảo hiểm chuyên dụng dành để cải thiện tình trạng méo đầu em bé. Mũ chỉnh đầu tròn cho bé Được dùng cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Tuy vậy cách này có thể gây khó chịu cho một số bé.

Làm thế nào để đầu em bé tròn không khó. Nhưng cha mẹ phải luôn trân trọng và quan sát con để giữ đầu bé luôn ở tư thế đúng nhất. Đầu bé bị méo sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con. Vì thế, ngay từ khi mới sinh hãy biết cách bảo vệ và chăm con cách đúng đắn nhất.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)