Luật trẻ em là gì? Cụ thể hóa Luật trẻ em vào thực tiễn

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Lời bài hát đã thể hiện được tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống. Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em là vấn đề cần được quan tâm.

Việt Nam là một trong số những quốc gia rất quan tâm đến trẻ em. Chính vì vậy, Luật trẻ em đã được ban hành và áp dụng rộng rãi vào thực tế. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn một số hiểu biết về Luật trẻ em. 

Luật trẻ em là gì?

Luật trẻ em là văn bản do Quốc hội ban hành căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Luật trẻ em số 102/2016/QH13 nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em trong cộng đồng. Luật trẻ em là hệ thống những quy định chung, những quyền và bổn phận, nguyên tắc, biện pháp về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em,…

Giới thiệu chung về Luật trẻ em
Giới thiệu chung về Luật trẻ em

Sơ lược về Luật trẻ em

Tất cả nội dung liên quan đến quyền lợi và bổn phận của trẻ em được cụ thể hoá trong 7 chương với 106 điều của Luật trẻ em

Chương I: Những quy định chung

Đây là những quy định về độ tuổi trẻ em, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc, các hành vi nghiêm cấm,…

Chương II: Quyền và bổn phận của trẻ em

Nội dung chương II đề cập đến quyền lợi và bổn phận mà trẻ em cần thực hiện. Hai nội dung này được phân tách thành 2 nội dung cụ thể để đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề.

Chương III: Chăm sóc và giáo dục trẻ em

Luật pháp quy định việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ em,…

Chương IV: Bảo vệ trẻ em

Chương này trình bày các biện pháp, yêu cầu để bảo vệ trẻ em,…

Chương V: Trẻ em tham gia vào các vấn đề trẻ em

Trong chương này, Luật trẻ em đưa ra phạm vi, hình thức cũng như việc đảm bảo để trẻ em có quyền tham gia vào các vấn đề trẻ em,…

Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. 

Chương VII: Điều khoản thi hành

Đưa ra hiệu lực, điều khoản, việc xử lý vi phạm và các quy định chi tiết.

Cụ thể hoá Luật trẻ em vào thực tiễn

Vấn đề Luật trẻ em hiện nay không chỉ còn là những lý thuyết suông trong sách vở mà nó được cụ thể hóa thành những chương trình, hành động. Các hoạt động được diễn ra nhằm mang đến môi trường sinh hoạt, phát triển toàn diện, lành mạnh.

  • Công tác trẻ em được quan tâm hơn, có sự chuyển biến tích cực hơn. Tất cả các địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tại các địa phương đều đã có cán bộ làm công tác trẻ em. Ngân sách cho vấn đề trẻ em cũng đã được phân bổ từ 5 – 50%. Đây là một trong số những dấu hiệu tích cực cho thấy sự chuyển mình trong nhận thức của các cơ quan chính quyền, các địa phương.
  • Luật trẻ em được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở các môi trường khác nhau.
  • Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em diễn ra thường xuyên. Có thể kể đến phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, chương trình “Rèn luyện đội viên”, “Vì đàn em thân yêu”,… Điều này đã phần nào cho thấy sự cố gắng trong công tác giáo dục trẻ em.
  • Các hoạt động bảo vệ trẻ em được triển khai một cách đồng bộ mang đến tín hiệu tích cực.
Luật trẻ em hiện nay không chỉ còn là những lý thuyết suông trong sách vở mà nó được cụ thể hóa thành những chương trình, hành động.
Luật trẻ em hiện nay không chỉ còn là những lý thuyết suông trong sách vở mà nó được cụ thể hóa thành những chương trình, hành động.

>> Xem thêm:

Kết quả trong công tác triển khai thực hiện Luật trẻ em

Trong thời gian qua, nhờ có sự ra đời của Luật trẻ em, việc thực hiện quyền và chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đạt được những thành tựu nhất định.

  • Theo số liệu thống kê, cả nước có 24.776.733 trẻ em (chiếm 25,75%). Hỗ trợ trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em dân tộc thiểu số tại địa bàn đặc biệt khó khăn có bảo hiểm y tế.
  • Trong những năm qua trẻ em tử vong do đuối nước đã có dấu hiệu giảm đáng kể.
  • Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học cho trẻ em  trên cả nước có nhiều chuyển biến tích cực.
  • Trong năm 2020, phát hiện 2.209 đối tượng xâm hại trẻ em (giảm 110 đối tượng), xâm hại 2.008 em (giảm 109 em).
  • Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em có xu hướng giảm còn 7%.
  • Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tăng lên 72% (cuối năm 2020).
  • Hệ thống thư viện phục vụ trẻ em dần được kiện toàn, phát triển rộng khắp.
  • Tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh đúng hạn tăng lên.
  • Lao động trẻ em giảm. Theo công bố tháng 12/2020, số lao động trẻ em từ 5 – 17 tuổi năm 2018 là 1.031.944 em, chiếm 5,36%, giảm 4,24% so với năm 2012.
  • Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em được hình thành và phát triển. Các bộ, ngành và một số địa phương quan tâm tạo điều kiện để trẻ em có nhiều cơ hội bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề của trẻ em.

Những vấn đề tồn tại hiện nay

Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng công tác chăm sóc, giáo dục, trẻ em vẫn còn một số tồn tại. 

  • Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực vẫn diễn ra với mức độ cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ. 
  • Tỷ lệ trẻ em chết vì đuối nước cải thiện đáng kể những vẫn ở mức độ cao.
  • Phân bổ ngân sách cho công tác trẻ em chưa hiệu quả, cân bằng, Một số địa phương có nguồn ngân sách phục vụ trẻ em ở mức thấp.
  • Lượng trẻ em chưa đến tuổi lao động nhưng tham gia hoạt động lao động vẫn ở mức đáng báo động.
  • Ở vùng sâu vùng xa, nơi có hoàn cảnh khó khăn, tỷ lệ trẻ em được đến trường thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em chưa được đảm bảo tốt nhất.
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng công tác chăm sóc, giáo dục, trẻ em vẫn còn một số tồn tại. 
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng công tác chăm sóc, giáo dục, trẻ em vẫn còn một số tồn tại.

Các giải pháp để khắc phục các tình trạng hiện nay

Chính vì những tồn tại ấy, cần nghiêm túc nhìn lại và có những điểm thay đổi trong Luật trẻ em như:

  • Xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại đến quyền trẻ em
  • Thường xuyên lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ quan điểm của trẻ em một cách khách quan nhất.
  • Phát huy tối đa quyền trẻ em để trẻ em được sống, vui chơi, hoạt động trong môi trường lành mạnh
  • Đầu tư công tác trẻ em nhằm đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ em không chỉ là vấn đề của mỗi gia đình, mỗi quốc gia mà còn lại vấn đề chung được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện Luật trẻ em là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải nghiêm túc nhìn nhận và thực hiện.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)