Cùng với sự phát triển của xã hội văn minh, nhịp sống hiện đại luôn cuốn chúng ta vào những công việc bề bộn không có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình. Làm thế nào để chăm chút cho mái ấm của mình luôn ngăn nắp, sạch sẽ trong khi cuộc sống bề bộn như vậy là câu hỏi của rất nhiều người. Chính vì thế mà nhu cầu tìm người giúp việc gia đình ngày một tăng cao. Thực tế cho chúng ta thấy lợi ích khi thuê người giúp việc là rất quan trọng
Thế nhưng, phần lớn những người giúp việc là không nhận được sự hài lòng của chủ nhà. Vậy thì chủ nhà yêu cầu những gì khi thuê người giúp việc.
1. Về bản thân người giúp việc:
Khi thuê người giúp việc ăn ở tại nhà điều đầu tiên mà chủ nhà xem xét đến chính là nhân thân lý lịch của người giúp việc. Những người có tiền án tiền sự hay lý lịch không rõ ràng chắc chắn sẽ không được nhận về làm. Người giúp việc phải có lý lịch nhân thân rõ ràng về các thông tin như : tên, tuổi, địa chỉ quê quán, người liên hệ , ảnh chân dung, chứng minh thư… và là những người không có tiền án tiền sự.
Ngoài ra, người giúp việc phải đảm bảo có một sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
2. Thái độ làm việc:
Bất kỳ nghề nào đặt yêu cầu về thái độ, cách cư xử lên hàng đầu. Người ta có câu “Thái độ hơn trình độ” là thế. Đặc biệt là nghề giúp việc – khi mà người giúp việc sống cùng chủ nhà và chịu sự quản giáo của nhà chủ thì cách cư xử của người giúp việc cực kỳ quan trọng để giữ mối hòa khí giữa hai bên và tạo ra mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Với các gia đình có con nhỏ, khi người giúp việc chăm trẻ có cách cư xử tốt thì các bậc cha mẹ cũng yên tâm giao con cho người giúp việc chăm sóc dạy dỗ vì cách cư xử của người giúp việc gây ảnh hưởng nhiều tới tính cách của bé.
Bỏ ra không ít tiền để thuê người giúp việc chắc chắn chủ nhà sẽ lựa chọn những người giúp việc có thái độ làm việc nhiệt tình, chuyên nghiệp. Điều quan trọng nhất là trung thực và chăm chỉ. Những đức tính này cần thiết trong hầu hết mọi công việc nhưng đối với người giúp việc, đó là ưu tiên hàng đầu.
Nó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, thái độ của người giúp việc. Nhiều chủ nhà không tiếc tiền trả tiền lương cho người giúp việc hoặc thưởng nhiều tiền cho họ khi mà người giúp việc có thái độ làm việc tốt.
3. Những kỹ năng cơ bản của người giúp việc:
- Sử dụng các thiết bị trong gia đình.
- Lau dọn, vệ sinh nhà cửa.
- Giặt, phơi phần áo, là ủi đồ.
- Đi chợ, lựa chọn , chế biến thực phẩm.
- Pha sữa, nấu cháo, bột cho trẻ và cho trẻ ăn.
- Tắm, thay quần áo, tã lót cho trẻ.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, khoa học.
- Chơi cùng trẻ, trông trẻ.
- Cùng trẻ đi dạo.
- Lựa chọn đồ chơi giáo dục, khoa học, an toàn cho trẻ.
- Xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra với trẻ.
- Hiểu tâm lý người già, người bệnh.
- Nấu ăn dinh dưỡng cho người già, người bệnh.
- Xử lý một số trường hợp bệnh lý của người già, người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Cách đối xử với người giúp việc thuận cả đôi bên
Tổng kết
Trên là những vấn đề có thể nói là cần thiết để giúp gia chủ có thể lựa chọn ra những người giúp việc phù hợp với gia đình. Có sự hiểu biết, thống nhất giữa gia chủ và người giúp việc ngay từ đầu thì mọi người không phải lo lắng những việc phát sinh trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Người giúp việc ở lâu dài thì gia chủ cũng bớt lo lắng và chi phí khi thay đổi và tìm kiếm người giúp việc thường xuyên hơn. Chúc các bạn có thêm những cẩm nang bổ ích