Câu chuyện về việc chảy máu chất xám đã không còn là vấn đề mới mẻ gì đối với chúng ta. Có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ đã rời bỏ quê hương, đất nước sang làm việc cho các công ty nước ngoài vì cơ chế ở nước ta không thỏa mãn được họ. Mỗi năm các học viện và các trường đại học đào tạo ra hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ra trường nhưng số lượng các thạc sĩ tiến sĩ ấy có mấy người là thực sự làm ra tiền. Và số lượng thạc sĩ thất nghiệp khiến người ta choáng váng.
Tham khảo:
Có rất nhiều thạc sĩ sau khi nhận bằng, người thì đi làm xe ôm, người thì đi bán xiên que, có người còn đi làm phục vụ trong các quán cà phê và cũng không ít trường hợp chấp nhận đi làm người giúp việc.
Có công việc ổn định
Sinh ra trong một miền quê nghèo khó ở một xã miền núi, Trinh tốt nghiệp thạc sĩ môi trường trong niềm hân hoan, tự hào của mọi người. Tuy nhiên đã hơn 1 năm kể từ lúc Trinh ra trường , không có kinh nghiệm trong tay, Trinh loay hoay đi xin việc ở khắp nơi nhưng vẫn không tìm được công việc. Cũng không thể nhận chu cấp của gia đình mãi được, Trinh quyết tâm lên thành phố tìm việc. Những công việc bình thường như nhân viên bán hàng người ta cũng chẳng ai nhận người có trình độ thạc sĩ cả vì vậy mặc dù đã nộp đơn vào rất nhiều chỗ nhưng Trinh vẫn chưa xin được việc làm. Cuối cùng để có thể duy trì cuộc sống Trình từ bỏ tấm bằng thạc sĩ để đi tìm công việc giúp việc gia đình ở Hà Nội làm tạm.
Trường hợp của Trinh cũng không phải là duy nhất, có rất nhiều thạc sĩ cũng có hoàn cảnh tương tự. Chị Ngọc Anh chia sẻ rằng, chị vừa thuê một cô giúp việc 25 tuổi tới nhà mình, lúc đầu chị ngờ ngợ giúp việc nhà chị trẻ đẹp, nhanh nhẹn mà lại đeo kính cận dày. Ngoài làm việc nhà cô giúp việc này còn dạy cho con chị tiếng anh học ở trường quốc tế. Sau này chị mới biết giúp việc nhà chị còn có bằng thạc sĩ chuyên ngành kế toán, trình độ còn hơn chủ nhà.
Chị giúp việc cũng tâm sự chân thành khi tìm việc thời buổi này gặp nhiều khó khăn, thu nhập thiếu trước hụt sau. ở quê mọi người vẫn nghĩ chị giúp việc đang làm quản lý tại công ty liên doanh. Bố mẹ chị lên chơi cũng nghĩ con đi làm ở công ty chứ không biết chị đi làm giúp việc. Chị chia sẻ lúc đầu chị giúp việc kín chuyện như bưng nhưng sau thấy bạn bè cũng thất nghiệp nhiều mà nhu cầu tìm việc lại rất đông nên chị giới thiệu người cho người muốn đi làm và nơi cần người.
Mức lương hấp dẫn hơn nhiều ngành nghề khác
Một dấu hỏi đặt ra là “Tại sao những cử nhân, thạc sĩ này lại chấp nhận cầm tấm bằng đại học “hoành tráng” đi lau dọn nhà cửa?” “Làm Osin có những cái lợi, ít nhất là giúp mình vượt qua khó khăn trước mắt mà chẳng việc nào ở thời điểm này đáp ứng được. Mình không mất tiền nhà, tiền ăn ở, chi tiêu cũng cực ít mà lương khá cao, có thể tích cóp được tiền”, một người tên S. cũng đi làm Osin phân tích.
Tình trạng các cử nhân, thạc sĩ sau khi ra trường không tìm được việc phải chấp nhận làm những công việc tay chân là một sự lãng phí khủng khiếp của nền giáo dục đại học đối với toàn xã hội.
Tuy nhiên cũng cần có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn đối với hiện tượng các thạc sĩ đi làm giúp việc này. Họ là những người nhận ra rằng bản chất thu nhập của mình là đến từ giá trị do chính mình tạo ra. Họ là những người sống dựa vào chính năng lực của mình chứ không “làm biếng”, mãi dựa dẫm vào người khác. Bởi lẽ “làm biếng” sẽ còn là sự lãng phí tồi tệ hơn bao giờ hết.