Dạy bé đánh răng đúng cách từ sớm rất tốt đối với răng miệng của trẻ. Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp bé bảo vệ hàm răng chắc khỏe, phòng tránh các bệnh như viêm lợi, sâu răng… Nhưng ở độ tuổi ham chơi, khó tập trung thì việc rèn luyện thói quen tốt này rất khó. Học Cách Dạy Bé Đánh Răng để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Tác hại và lợi ích của việc đánh răng đối với bé
Việc đánh răng hàng ngày là điều cần thiết đối với các bé vì nó có sự ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ:
- Đánh răng hàng ngày ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng… cũng như các bệnh toàn thân tim mạch, dạ dày… Bé bị các bệnh về răng miệng sẽ quấy khóc, hay bị sốt và đau nhức răng dẫn tới ăn kém, chậm phát triển.
- Đánh răng thường xuyên giúp loại bỏ các vi khuẩn trong miệng, tăng tiết nước bọt tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn sự tích tụ men răng.
- Không chăm sóc tốt răng từ những ngày đầu tiên sẽ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng cũng như chất lượng của răng vĩnh viễn sau này. Răng có thể mọc lệch lạc, lộn xộn.
- Bé sẽ bị hôi miệng do mảng bảm thức ăn bám lại trên răng, trong khoang miệng, các vi khuẩn phá triển tạo ra mùi hôi khó chịu. Mùi hôi sẽ càng nặng nếu để tình trạng không chăm sóc răng hàng ngày diễn ra.
- Nghiêm trọng nhất là mất răng do viêm nha chu, viêm tủy. Vi khuẩn phát triển phá hủy dần răng và nướu. Các răng còn lại phát triển lệch để lấp vào chỗ trống gây ra rối loạn khớp hàm và mất thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Độ tuổi thích hợp để bắt đầu dạy bé cách đánh răng
Trẻ dưới 2 tuổi có nên đánh răng
Ngay sau khi trẻ mọc răng, ba mẹ đã có thể bắt đầu hướng dẫn cho trẻ đánh răng đúng cách. Từ 1-2 tuổi, bé đã có một lượng răng nhất thì việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Cần mua được loại bàn chải thích hợp với trẻ dưới 2 tuổi. Do phần răng và lợi của trẻ ở độ tuổi này rất nhạy cảm. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ bằng cách súc miệng với nước muối nhạt sau bữa ăn, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc dùng vải, gạc sạch thấm nước muối vệ sinh răng miệng cho trẻ rồi cho trẻ súc miệng lại với nước muối 2-3 lần.
Trẻ trên 2 tuổi nên đánh răng thường xuyên
Đối với trẻ trên 2 tuổi thì trẻ có thể tự mình đánh răng được. Ba mẹ hướng dẫn và theo dõi sát sao việc đánh răng của trẻ. Mỗi ngày cần chăm sóc ít nhất 2 lần là sau khi ngủ dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối. Đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút để tránh ảnh hưởng tới men răng.
Chuẩn bị dụng cụ cho trẻ đánh răng
Bàn chải đánh răng
Chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho trẻ với các đặc điểm sau:
- Bàn chải có kích thước nhỏ, hình tròn: Chiều dài bàn chải khoảng 12-13cm, chiều dài lòng bàn chải khoảng 1,6-1,8cm chiều rộng không quá 0,8 cm, cao khoảng 0,9cm là phù hợp với khuôn miệng của trẻ.
- Chọn bàn chải đánh răng cho trẻ nên chú ý chọn loại có lông bàn chải có độ mềm vừa phải và có độ đàn hồi. Lông bàn chải mà mềm quá thì không có tác dụng loại bỏ sạch hết các mảng bám trên răng. Còn nếu lông quá cứng sẽ gây tổn thương răng, lợi và nướu, thậm chí dẫn đến chảy máu chân răng.
- Chọn cho trẻ những chiếc bàn chải đánh răng với hình dạng, màu sắc sinh động độc đáo cũng là cách bạn tạo hứng thú cho trẻ đánh răng mỗi ngày.
- Thành phần bàn chải chọn loại nhựa cao cấp hoặc silicon: tùy theo túi tiền của bạn mà chọn những bàn chải đánh răng cho bé nhưng hãy chọn bàn chải của những nhà sản xuất uy tín, chất liệu nhựa cao cấp hoặc silicon để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Có thể sử dụng bàn chải đánh răng điện tự cho trẻ, chỉ cần bấm nút bàn chải sẽ tự động rung lên làm sạch răng mà bé lại ít phải cử động nhiều. Việc hải tự động này khiến bé thích thú. Nên mua loại chạy bằng pin tiểu, vừa dễ thay thế lại tiện lợi.
Cách bảo quản và sử dụng bàn chải đánh răng:
- Các ba mẹ hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách vừa có tác dụng làm sạch, bảo vệ răng miệng lại có tác dụng bảo quản bàn chải để sử dụng tốt hơn.
- Sau khi hoàn thành công việc đánh răng, ba mẹ nhớ nhắc trẻ vệ sinh sạch những lông chải để kem đánh răng không còn trên đó cũng như các mảng bám thức ăn.
- Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình thì mỗi người nên có một bàn chải riêng, không sử dụng chung để tránh các bệnh về răng miệng bị lây truyền.
- Khoảng 3 tháng nên thay bàn chải cho bé 1 lần hoặc khi ba mẹ kiểm tra thấy đầu ong chải đứt gãy, xù xì thì cũng nên thay để việc đánh răng mang lại hiệu quả.
Kem đánh răng
Cách chọn kem đánh răng cho trẻ cần chú ý các yếu tố quan trọng sau:
- Hàm lượng Flour trong kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ: Chọn loại kem đánh răng có lượng Floru phù hợp sẽ có tác dụng tốt đối với việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu sử dụng không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi thì chọn hàm lượng Flour trong kem đánh răng thấp sẽ nhỏ hơn 500ppm ( phần triệu). Trẻ 3-6 tuổi thì cần hàm lượng cao hơn khoảng 500-1000ppm. Lượng Flour trong kem đánh răng của người lớn là trên 1000pm, rất nhiều so với ượng trẻ cần vì vậy không nên cho sử dụng chung với kem của người lớn.
- Lượng bọt của kem đánh răng: Một yếu tố quan trọng nữa có trong kem đánh răng là độ tạo bọt được quyết định bởi tỉ lệ phần trăm của xà phòng có trong hàm lương kem. Có ba mức độ đó là tạo bọt nhiều, tạo bọt vừa và tạo bọt ít. Với những kem đánh răng tạo bọt nhiều thì hàm luowgj xà phòng thường trên 18%. Xà phòng dễ phân giải kiềm da và aicd, nó gây kích ứng niêm mạc miệng, không chỉ vậy, nó còn gây phá hủy các men enzym có trong nước bọt. Lượn xà phòng lớn dẫn đến lực ma sát khi đánh răng giảm, ảnh hưởng tới việc vệ sinh răng miệng. Vì vậy không nên chọn loại nhiều bọt.
- Chọn loại kem đánh răng có hương vị mà trẻ yêu thích, tránh những mùi khó chịu dẫn tới việc trẻ bị ám ảnh, không muốn đánh răng hàng ngày.
>> Xem thêm:
- Bỏ túi kỹ năng Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh Đúng cách – An toàn
- Giữ trẻ 6 tháng tuổi bao nhiêu Tiền? Kinh nghiệm Thỏa Thuận
Cách Dạy Bé Đánh Răng đúng cách
Bé từ hai tuổi trở lên đã có được bộ răng sữa hoàn chỉnh, ở giai đoạn này bạn đã có thể bắt đầu hướng dẫn trẻ cách đánh răng để có một hàm răng sạch và chắc khỏe. Việc đánh răng đối với người lớn là dễ dàng nhưng không phải ai cũng biết đánh đúng cách. bạn cần hướng dẫn cho bé đầy đủ các bước trong một quy trình đánh răng đúng cách để tạo thói quen cho trẻ ngay từ những ngày đầu. Hãy bỏ túi cho mình Cách Dạy Bé Đánh Răng đúng chuẩn quy trình dưới đây:
- Rửa sạch bàn chải đánh răng. Lấy một lượng kem đánh răng vừa bằng hạt đậu. Với những bé còn ít tuổi chưa biết cách lấy kem thì bố mẹ có thể giúp đỡ, và hướng dẫn bé cách lấy để lần sau bé có thể tự làm.
- Làm sạch khoang miệng trước bằng cách ngậm một ngụm nước rồi nhổ ra.
- Chải mặt ngoài của răng bằng cách xoay vòng tròn từ viền nướu đến chân răng nhai cả hai hàm trên và dưới.
- Mặt trong của răng thì hướng dẫn bé đánh bằng cách đánh từ trên xuống hoặc đánh xoay tròn để loại bỏ hết mảng bám.
- Với mặt nhai của răng thì bé để mặt bàn chải song song với mặt nhai, đánh từ trong ra ngoài lại vào trong. Lặp lại như vậy khoảng 10 lần.
- Nhớ nhắc bé nhổ kem đánh răng ra chứ không nên nuốt vào.
- Súc miệng lại bằng nước sạch nhiều làn để đảm bảo sạch kem đánh răng và thức ăn còn bám ở răng.
- sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ nốt những mảng thúc ăn bám trong kẽ răng.
Chải răng cần chải lần lượt và hết các mặt có của hàm răng: mặt ngoài hàm trên, mặt trong hàm trên, mặt trong răng cửa hàm trên, mặt nhai hàm trên, mặt ngoài hàm dưới, mặt trong hàm dưới, mặt trong răng cửa hàm dưới, mặt nhai hàm dưới.
Lưu ý khi trẻ đánh răng
Ngoài việc đánh răng đúng cách để có một hàm răng khỏe đẹp thì bạn cũng cần phải lưu ý một số chi tiết nhỏ dưới đây để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc đánh răng của trẻ.
- Chọn cho trẻ bàn chải lông mềm mịn, có kích thước vừa với khuôn miệng của trẻ. Bàn chải cứng, trẻ chưa biết cách dùng lực đúng sẽ dẫn đến bị đau lợi hoặc thậm chí chảy máu chân răng. Bàn chải quá to làm hạn chế sự tiếp xúc của phần bề mặt bàn chải với các mặt của răng do không lách vừa khuôn miệng.
- Trước tiên ba mẹ nên hướng dẫn trẻ trải với nước thường trước cho quen các động tác.
- Dùng một lượng kem nhỏ như hạt đậu để khi chải không tạo ra quá nhiều bọt.
- Nhắc nhở trẻ cần nhổ bọt cũng như kem đánh răng đi chứ không nên nuốt vào. Việc nuốt kem đánh răng nhiều dẫn đến dư thừa Flour trong cơ thể, gây ra hiện tượng có các đốm trắng.
- Quan sát cách trẻ dùng lực để nhắc nhở kịp thời, không đánh quá mạnh làm nướu chảy máu hoặc tụt lợi.
- Một vài lần đầu tiên ba mẹ nên cầm bàn chải chải giúp cho trẻ để làm mẫu. Khi bé đã quen với các bước đánh răng thì để bé tự đánh cùng với ba mẹ.
- Không cho trẻ đánh răng theo chiều ngang tránh tổn hại men răng cũng như nướu, lợi.
- Thời gian đánh răng chỉ khoảng 2-3 phút tránh tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi trong khoang miệng.
Mẹo nhỏ giúp bé thích thú hơn với việc đánh răng hàng ngày
Trẻ nhỏ thường rất thích thú với những điều mới mẻ. Khi bạn dạy trẻ những lần đầu trẻ sẽ rất vui vẻ và hào hứng làm theo. Nhưng để giữ được cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên mỗi ngày về sau là một điều khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Một vài mẹo nhỏ dành cho ba mẹ cũng như các bé để giữ thói quen tốt này :
- Tạo hứng thú của trẻ đối với các dụng cụ đánh răng bằng cách cho trẻ đi mua sắm bàn chải và kem đánh răng. Chọn bàn chải theo màu sắc và hình dáng trẻ thích. Kem đánh răng trẻ em thường có nhiều mùi vị cho bé chọn tùy theo sở thích.
- Tạo không gian thoải mái, vui vẻ khi đánh răng bằng cách ba mẹ cùng đánh răng với bé và mở một bài hát vui nhộn để đánh răng theo nhịp điệu bài hát đó, hoặc tạo ra một trò chơi, kể một câu chuyện.
- Đặt ra giải thưởng nho nhỏ nếu bé thực hiện tốt việc đánh răng đúng cách và đúng thời gian để rèn luyện trẻ không đánh răng lề mề chậm chạp.
- Cùng đánh răng với trẻ trong giai đoạn đầu, vừa là để trẻ học tập được các bước đánh răng đúng cách, quan sát cách trẻ đánh. Tổ chức một cuộc thi đánh răng nhỏ phạm vi gồm có bố, mẹ và bé xem ai đánh răng nhanh, sạch và đúng cách nhất. Như vậy trẻ sẽ nhớ lâu và kích thích mong muốn được chiến thắng ở trẻ.
- Cho trẻ xem những video vui nhộn của các bạn thiếu nhi về chủ đề đánh răng như vậy làm cho trẻ thêm hứng thú với việc đánh răng mỗi ngày.
- Phân tích cho trẻ tác hại của việc không đánh răng thường xuyên, cho trẻ xem một số video hình ảnh của các bạn nhỏ lười đánh răng để trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Dành cho trẻ những lời khen, thể hiện thái độ ủng hộ đối với việc đánh răng của trẻ. Cũng có thể tặng trẻ những món quà để cho trẻ có động lực thực hiện việc này mỗi ngày.
Trên đây là Cách Dạy Bé Đánh Răng đúng cách và một số mẹo nhỏ giúp bé hứng thú hơn trong việc đánh răng. Dạy bé ngay từ sớm sẽ tập cho bé sau này thành người có những thói quen tốt cho sức khỏe. Chúc bạn thành công!