Bỏ túi kỹ năng Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh Đúng cách – An toàn

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Với những người lần đầu làm mẹ, việc Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Vì mới được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên cơ thể của các em bé bước đầu vẫn còn có nhiều thứ phải thích nghi. Những bậc làm cha mẹ vì thế mà càng phải thận trọng và biết cách chăm sóc em bé sơ sinh sao cho đúng đắn nhất. Quả thật để chăm sóc được một em bé không phải là chuyện dễ dàng. Muốn biết cách chăm sóc em bé sơ sinh đúng khoa học nhất hãy đọc bài viết dưới đây.

Chăm sóc em bé sơ sinh trong vòng 7 ngày đầu tiên

Các nhà khoa học đã thống kê rằng, tủ lệ trẻ em gặp phải các vấn đề về sức khoẻ do không được chăm sóc đúng cách trong 7 ngày tuổi là khoảng 50%. Thời gian 7 ngày tuổi là một dấu mốc quan trọng mà bất cứ đứa trẻ nèo cũng cần được bảo vệ đúng cách. Bởi lẽ, đây là thời gian đầu tiên chúng được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Một số vấn đề cần chú ý trong Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh 7 ngày tuổi gồm:

Giữ ấm cho em bé sơ sinh

Thời gian đầu do các tế bào thần kinh của trẻ chưa được kích hoạt nên phần lớn thời gian trẻ sẽ ngủ và chỉ thức dậy khi bị làm phiền bởi tiếng ồn và tã ướt. Trong khoảng thời gian này, việc giữ ấm cho trẻ là vấn đề quan trọng nhất trong việc chăm sóc em bé sơ sinh. Nếu em bé sơ sinh bị lạnh, đường hô hấp cùng các cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra một số bệnh khi lớn lên.

Một trong những kĩ năng chăm bé sơ sinh là giữ ấm cho bé
Một trong những kĩ năng chăm bé sơ sinh là giữ ấm cho bé

Tốt nhất là trong 7 ngày tuổi nên để em bé sơ sinh được nằm cùng với mẹ. Có như vậy, hơi ấm từ người mẹ sẽ truyền sang con. Đồng thời, tình cảm mẹ con cũng sẽ được bồi dưỡng hơn. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng những em bé sơ sinh đã có thể nhận biết mẹ của mình qua mùi hương. Chính vì vậy, nếu người mẹ tự Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh thì em bé sẽ quấn và yêu thương mẹ hơn.

Không nên để em bé đói

Ngoài việc giữ ấm, chăm sóc em bé sơ sinh cũng cần phải chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Khi đang ở trong bụng mẹ, em bé luôn được cung cấp các chất dinh dưỡng thường xuyên thông qua cuống rốn. Khi ra ngoài, em bé cũng phải được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Không nên để em bé sơ sinh đói vì nhu cầu ăn của các em rất cao.
Nhiều người còn tập thói quen về thời gian cho em bé bú. Thực tế, trong 7 ngày đầu đờ nên để trẻ được tự do bú sữa khi cần thiết, không nên ấn định thời gian cho bú. Vì như vậy có thể khiến bé đói ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của các em.

Nên cho em bé sơ sinh bú sữa non

Không phải tự nhiên, mọi người lại sử dụng sữa non như một loại thực phẩm quý giá. Trong sữa non có hàm lượng các chất dinh dưỡng và kháng thể mà không loại sữa nào có được. Lượng kháng thể có trong sữa nón sẽ giúp các em bé sơ sinh có đủ sức đề kháng để chống lại các yếu tố có hại của môi trường bên ngoài. Bởi lẽ, môi trường bên trong bụng mẹ, em bé sơ sinh sẽ được bảo vệ thông qua mẹ. Khi ra ngoài, em bé cũng cần phải có một hệ thống miễn dịch tương tự. Uống sữa non là điều cần thiết với mọi em bé sơ sinh.

Cũng theo các nghiên cứu, việc dùng sữa non ngay từ đầu sẽ kích thích cơ thể sinh ra các yếu tố miễn dịch khác. Trẻ em được bú sữa non ngay từ đầu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hoá nhỏ hơn hẳn các trẻ em thông thường. Việc bú sữa non còn là yếu tố kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động. Việc bài tiết sữa cũng sẽ dễ dàng hơn. Nên cho con bú sữa non ngay từ khi sinh ra là lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra giúp các bà mẹ chăm sóc em bé sơ sinh tốt nhất.

Chăm sóc em bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Em bé sơ sinh càng lớn nguy cơ mắc các bệnh càng thấp. Tuy nhiên, trong vòng 1 tháng tuổi, chăm sóc em bé sơ sinh vẫn phải được chua trọng. Bộ Y tế quy định trẻ sơ sinh là trẻ dưới 28 ngày tuổi. Chính vì thế, để Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh cách tốt nhất các bạn cần chăm sóc các vấn đê khác nhau như:

Chăm sóc em bé sơ sinh khi bú sữa

Dạ dày và hệ thống tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn chưa được hoàn thiện. Vì thế, khi bú sữa trẻ hay gặp các vấn đề như ọc sữa hay nôn trớ. Nếu không xử lý kịp thời thì trẻ có thể gặp nguy hiểm. Để các em bé sơ sinh không gặp phải vấn đề này, các bà mẹ khi cho em bé bú phải bế đứng và vỗ nhẹ phía sau lưng để trẻ không bị sặc.

Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh bú
Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh bú

Sau khi cho bú xong nên bế trẻ trên tay một lúc  rồi hãy đặt trẻ nằm xuống. Nếu cho trẻ nằm, hãy để phần đầu của trẻ cao hơn một chút hoặc cho trẻ nằm nghiêng để tránh bị sặc sữa vào đường hô hấp. Nếu trẻ có hiện tượng  sặc hãy bế trẻ lên và khum tay vỗ vào lưng để làm thông thoáng đường hô hấp.

>> Xem thêm:

Tắm cho em bé sơ sinh

Nhiều bà mẹ đã rất lo lắng không biết phải tắm cho em bé như thế nào. Vì em bé sơ sinh thường rất yếu ớt và nhỏ nên bế không chắc tay. Trước khi tắm, các bạn nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như khăn, tã, mũ, quần áo, dầu gió,… để đảm bảo trẻ được giữ ấm ngay sau khi tắm. Nên tắm cho em bé ở nơi kín đáo và ấm áp. Việc tắm bằng lá cho em bé sơ sinh cũng cần phải chú ý, không được tuỳ tiện sử dụng các loại lá để tắm cho em bé.

Kỹ năng tắm cho trẻ sơ sinh mà các bà mẹ bỉm sữa nên "nằm lòng"
Kỹ năng tắm cho trẻ sơ sinh mà các bà mẹ bỉm sữa nên “nằm lòng”

Khi tắm nên chú ý để rốn khô và sạch sẽ. Sau khi tắm xong, có thể vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý và lau khô là được. Để rốn của trẻ rụng đúng thời gian quy định nên để rốn thông thoáng, không nên dùng thêm các chất hoá học để rửa rón cho em bé.

Khi tắm cho trẻ sơ sinh xong, các mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ
Khi tắm cho trẻ sơ sinh xong, các mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ

Cách dỗ em bé sơ sinh ngủ

Vì có sự thay đổi đột ngột về không  gian và môi trường  nên em bé sơ sinh chưa thể thích nghi kịp với thế giới bên ngoài. Các chuyên gia khuyên rằng, ba mẹ nên giữ cho căn phòng sáng sủa, thoáng mát và nhẹ nhàng vào ban ngày. Còn đến buổi tối nên tắt đền và để không gian im lặng. Như vậy sẽ giúp trẻ phân biệt được ngày đêm và có chu kỳ ngủ đúng giờ hơn.

Không nên ồn ào hay cố gắng giao tiếp với em bé sơ sinh khi trẻ đã ngủ. Nhiều em bé sơ sinh đã mắc phải tật giật mình, ngủ không ngon giấc do môi trường xung quanh quá ồn khiến trẻ không ngủ được. Và nếu cứ để như vậy trong một khoảng thời gian dài thì sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người mẹ có thể dỗ em bé sơ sinh  ngủ  bằng cách bế lên hoặc vỗ nhẹ nhàng, có nhịp điệu để trẻ dần dần đi vào giấc ngủ cách dễ dàng hơn.

Quấn tã và đội nón cho em bé sơ sinh

Khi quấn tã cho em bé sơ sinh không nên quấn quá chặt. Việc quấn tã chặt quá sẽ khiến em bé bị khó chịu, bí bách. Ngoài ra, việc này có thể khiến xương khớp của trẻ bị bó buộc lại không duối thẳng ra được làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương sau này.

Cha mẹ cũng không nên đội mũ cho trẻ cả ngày lẫn đêm dù là trời lạnh. Trẻ sơ sinh thường thoát nhiệt qua da đầu, việc đội mũ thường xuyên sẽ khiến trẻ bị nóng, ngứa ngáy và quấy khóc. Vì em bé sơ sinh có phần thóp chưa được liền hết nên cần đội mũ rộng rãi để giúp quá trình liền thóp dễ dàng hơn. Việc đội mũ chủ yếu là có tác dụng che thóp và giữ ấm đầu của trẻ.

Chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi

Tất cả các giác quan của em bé sơ sinh đều chưa được phát triển các trọn vẹn. Hầu hết chúng đều còn rất non nớt và cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh thì chăm sóc các vẫn đề về da, mắt, mũi, lưỡi là rất quan trọng. Những điểm cần lưu ý là:

  • Không để trẻ sơ sinh tiếp xúc với mỹ phẩm, hoá chất. Tốt nhất không nên dùng bất cứ sản phẩm gì trên làn da của em bé sơ sinh nếu da trẻ không có vấn đề gì.
  • Thay tã ngay khi trẻ làm ướt.
  •  Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh để tránh làm da bé bị hăm đỏ. Những sản phẩm như dầu gội, sữa tắm cũng nên là các sản phẩm từ thiên nhiên và an toàn cho da bé.
  • Giữ cho làn da trẻ có độ ẩm vừa phải bằng cách cho bú đủ.
  • Không để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh hoặc chiếu đèn trực tiếp vào mắt. Điều này có thể dẫn đến việc bị giảm thị lực sau này. Nếu trẻ bị chảy nước mắt, xuất hiện ghèn thì chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý và lau khô cẩn thận là được.
  • Nên dùng  khăn riêng và sạch sẽ để lau mặt cho bé. Sử dụng loại vải mềm mại, dễ thấm hút để quá trình lau chùi và vệ sinh cho em bé sơ sinh không làm tổn hại đến da bé.
  • Vệ sinh các bộ phận như mũi, lưỡi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Nếu trẻ có tưa lưỡi nhiều thì cần được vệ sinh bằng các sản phẩm chuyên biệt.

Luôn gần gũi bên con để tăng cường tình cảm

Để tạo ra sợi dây tình cảm bền chặt ngay từ những năm tháng đầu đời, mẹ hãy tăng cường ốm ấp, vỗ về và thực hiện da kề da với bé. Nếu được da kề da với bé ngay từ  lúc mới chào đời em bé có thể cảm nhận ngay được hơi ấm của người mẹ.

Trẻ chỉ  có thể nhìn cách nó  trong khoảng 30cm  nên mẹ hãy lại gần, mỉm cười và nói chuyện với bé. Mẹ có thể hát ru cho bé nghe, chơi trò chơi cùng bé, mát xa cho bé. Giọng nói cũng mùi hương của mẹ sẽ là dấu hiệu để em bé sơ sinh nhận ra mẹ của mình trong khoảng thời gian sau này. Tận dụng mọi cơ hội để gần gũi bé nhiều hơn sẽ giúp mối liên kết mẹ và bé được củng cố và phát triển theo năm tháng.

Chăm Sóc Em Bé Sơ Sinh thực ra không phải là một chuyện quá khó khăn. Nhưng nó lại là việc cần rất nhiều sự chuyên tâm và phải đặt nhiều tình cảm vào mới có thể làm được. Những kiến thức nhỏ bé chúng tôi đề cập ở bên trên có lẽ sẽ giúp các bạn một phần nào đó trong việc chăm sóc em bé sơ sinh của mình. Chúc cho những em bé sơ sinh luôn được chăm sóc tốt nhất và luôn mạnh khoẻ.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)