Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều những gia đình có nhu cầu tìm người giúp việc rất lớn. Nhưng thật không dễ dàng để có 1 người giúp việc ưng ý. Có những gia đình còn gặp nhiều rắc rối khi thuê người giúp việc ăn ở tại nhà. Nhiều bạn còn bức xúc với thái độ và cách cư xử của người giúp việc.
Có gia đình thì gặp phải trường hợp người giúp việc ngoại tình với chồng, người giúp việc có tật trộm cắt vặt hay làm việc không đến nơi đến chốn khiến bạn phiền lòng. Vậy bạn phải làm thế nào để cư xử với người giúp việc một cách khôn khéo để họ tận tâm với công việc và trung thành với bạn.
Nhiều gia đình không biết cách đối xử khéo léo với người giúp việc sẽ rất khó để giữ chân họ thậm chí gây tranh cãi với người giúp việc, trong khi bạn lại phải tốn công sức và tiền bạc để tìm người giúp việc mới. Vì vậy để tránh những trường hơp đáng tiếc xảy ra bạn nên quan tâm đến cách cư xử với người giúp việc sao cho đúng.
Bạn nên xem: Những nơi giúp bạn tìm được người giúp việc ưng ý
Sau đây là một số cách mà công ty giới thiệu người giúp việc Hồng Doan gợi ý cho bạn để có thể tìm và giữ chân được người giúp việc lâu nhất có thể:
- Người chủ nên coi người giúp việc như người trong gia đình. Thường xuyên quan tâm đến họ, nhất là trong thời gian đầu họ dễ bị tủi thân. Không nên bắt họ làm mọi việc như người ở bởi ngoài quan hệ trên hợp đồng lao động, còn là tình người. Bạn nên dành thời gian để trò chuyện hỏi han hay chia sẻ với người giúp việc để họ cảm thấy họ như là một thành viên trong gia đình. Bạn có cách cử xử khéo léo sẽ làm người giúp việc tận tâm và trung thành với bạn.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên có thái độ thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc của người giúp việc, đồng thời cũng nên giới thiệu cho họ những nguyên tắc của gia đình để họ dễ dàng hòa nhập.
- Trước khi thuê người giúp việc bạn nên thỏa thuận trước với họ. Theo các bà nội trợ đã thành công trong việc giữ người, việc tính lương nên được bắt đầu ở mức thấp so với giá thị trường để sau đó còn có dịp tăng lương. Đây cũng là cách để người giúp việc cảm thấy vui và hứng thú nhiều hơn với công việc họ đang làm. Ngoài ra, bạn chỉ nên trả lương vào cuối tháng.
- Nếu người giúp việc có quê ở xa, một năm chỉ được về 1-2 lần và có phụ cấp tàu xe. Nếu quê gần, có thể nhiều hơn, nhưng cũng phải quy định số lần có phụ cấp, đi nhiều hơn thì tự lo tàu xe. Với ngày nghỉ cũng vậy, mỗi năm chỉ được nghỉ một số ngày nhất định, nghỉ quá số buổi quy định sẽ bị trừ vào lương. Những điều đó là nguyên tắc nhưng cũng là động viên, khích lệ họ.
- Sau mỗi dịp Tết nhiều gia đình lại phải vất vả đi tìm người giúp việc. Để tránh tình trạng người giúp việc phá hợp đồng sau dịp Tết, trước khi cho họ nghỉ Tết, gia chủ không nên thanh toán hết tiền lương mà nên giữ một phần tiền lương để ra Tết người giúp việc quay lại làm tiếp. Nếu họ tự ý bỏ việc thì sẽ không hoàn trả số tiền còn lại. Tuy nhiên bạn cũng nên gửi quà chúc Tết cho họ để động viên tinh thần họ tiếp tục làm việc tốt hơn.
- Nên đặt ra những yêu cầu cơ bản cần thiết cho người giúp việc, như vậy sẽ tránh nhiều vấn đề phát sinh về lâu dài
Tìm được người giúp việc ưng ý đã khó, giữ chân họ còn khó hơn bởi chỉ một chút sơ sểnh là người giúp việc sẽ rũ áo ra đi tìm chủ mới.
Chị Hoa ( Long Biên-Hà Nội), một người từng thuê giúp việc cho rằng, nên tìm hiểu gia cảnh để chọn người thực sự cần đi làm để có nhu cầu giữ việc. Tốt nhất là nên biết rõ chỗ ở của họ.
Chị Yến ở quận 7, TP HCM chia sẻ: “Mỗi năm, ngoài lương tháng, mình cho họ 2 lần tiền may quần áo, Tết thưởng tháng lương 13, trung thu và tết tây cho 100.000 đồng, sinh nhật tặng quà”. Ngoài ra, chị dạy con phải lễ phép và tôn trọng người giúp việc. Với hai đứa trẻ này, không có khái niệm “người làm” mà chỉ biết có “bảo mẫu”.
Vì vậy cách bạn cư xử với người giúp việc như thế nào sẽ quyết định đến cách họ tận tâm với gia đình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.