Nỗi niềm ô sin tại bệnh viện

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Trong những năm gần đây, thị trường người giúp việc ở Hà Nội đã mở rộng mạng lưới làm việc, không chỉ còn là tại nhà riêng nữa mà đã ra tới cả bệnh viện. Những người này nhận làm công việc chăm sóc bệnh nhân, từ cho ăn uống, vệ sinh, đến lau chùi thân thể, đổ bô, xoa bóp, mà người ta gọi chung là “Ô sin bệnh viện”.

Câu chuyện đáng thương

Những người làm ô sin tại bệnh viện là những người gần gũi, tiếp xúc với bệnh nhân tại phòng hồi sức đặc biệt về tim mạch, chạy thận, tai biến…nơi tỷ lệ tử vong cao, dễ đi khó về.

Chị Hà chia sẻ rằng mỗi ngày chị làm tại bệnh viện tiền công mỗi ngày của chị là 250.000 đồng- 350.000 đồng/ ngày đêm, chăm bệnh nhân 24 giờ/ 24 túc trực bên bệnh nhân nên người xung quanh cứ nhầm chị là vợ hay anh, chị em của người bệnh đang nằm. Công việc này mỗi tháng chị làm để gắng nuôi con học đại học, nhiều lúc chị muốn thu xếp công việc khác kiếm thêm chút tiền nhưng vì có người nhà làm tại bệnh viện nên khi có bệnh nhân mới vào họ điện bảo vào chăm người bệnh giùm, thương họ quá, vào viện bệnh tình thì đau mà không có ai chăm, thế là chị đành thu xếp công việc.

Hiện chị đang chăm cho một bệnh nhân mới 30 tuổi kinh doanh về đồ điện tử bất ngờ bị trụy tim, đi các bệnh viện đều bị trả về tới khi đến bệnh viện Việt Đức nhờ điều trị tích cực nên qua được cơn nguy kịch nhưng di chứng để lại là anh hay mê sảng nhiều khi anh cứ nghĩ chị là vợ anh, trong khi vợ đang ở nhà chăm bố bị tai biến không ra chăm được, chỉ hàng tháng nhờ anh em họ hàng trông bố để chạy xuống lo cho anh được ít bữa lại chạy về. Nhiều lúc cơn mê sảng bệnh nhân cứ gọi và hỏi :”Vợ ơi, vợ làm gì đấy, sao tay anh lại run thế này?”. Chị đành giải thích mình không phải là vợ và cầm tay anh, bật nhạc, kể chuyện để anh chợp mắt.

Nhiều lúc sợ bệnh nhân rơi xuống giường nên chị hầu như thức xuyên đêm, đêm nào chị cũng vật vờ, nằm trên giường thì chật, mà nằm dưới đất không kiểm soát được lỡ may anh co giật rơi xuống giường không hay. Rồi chị đành ngủ ngồi, nửa ngủ nửa thức, có đêm trở trời anh rên rỉ chị phải uống cà phê mỗi ngày để chống lại cơn buồn ngủ.

Công việc là vậy nhưng để được làm công việc này không phải ai muốn cũng được làm. Chị Hạnh chia sẻ chị làm nghề chăm sóc bệnh nhân được 2 năm và nhóm chị có khoảng 100 người chăm bệnh trong các khoa khác nhau. Chị Hạnh để được đi làm cũng phải đóng cho nhóm hội 500.000 đồng nếu không họ cũng sẽ đuổi chị ra khỏi viện.

Nỗi niềm ô sin tại bệnh viện
Nỗi niềm ô sin tại bệnh viện

Thị trường cạnh tranh khốc liệt

Khi bệnh nhân vừa tới viện bác sĩ chưa tới khám mà dịch vụ cò mồi đã tới hỏi có người chăm sóc, túc trực bệnh nhân chưa, nếu chưa chúng tôi cung cấp tới khi ưng ý thì thôi. Mỗi lần cung cấp người chăm bệnh nhân là thu phí 500.000 đồng còn mỗi lần đổi thì thêm 50.000 đồng phí. Người chăm bệnh nhân coi bên dịch vụ cò này là phần không thể thiếu cuộc đời họ, đây là những người tạo ra công ăn việc làm cho họ. Nhiều người khuyên ô sin bệnh viện đừng đóng tiền cho bên dịch vụ cò này nữa để chúng hớt tay ăn mà không bỏ công sức ra thì có lần có cô Q vào chăm bệnh nhân và không đóng tiền nhưng có lần cô Q ra mua đồ ăn sáng đã bị chúng quây lại cảnh cáo và bắt đóng tiền.

Cuộc sống vất vả, bon chen.
Cuộc sống vất vả, bon chen.

Bác sĩ một bệnh viện còn chia sẻ rằng họ khá ái ngại việc cạnh tranh làm không lành mạnh này giữa nhóm người bên ngoài bệnh viện. Mỗi lần có xe cấp cứu đưa đón bệnh nhân vừa vào tới nơi họ đã ào ra chào mời đủ thứ dịch vụ. Dần dà, mỗi cổng bệnh viện hình thành lên cái “chợ ô sin” tự bao giờ.

Nghề lương cao nhưng không phải ai cũng chịu làm

Đó là chia sẻ rất thật từ chính những con người này. Những người làm nghề nuôi người bệnh phải thường xuyên di chuyển theo bệnh nhân từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, hàng ngày chăm sóc bệnh nhân đến đêm khuya. Đôi khi họ còn thấy bất hạnh, buồn bã khi bị nhiều người xa lánh do sợ họ nhiễm bệnh từ bệnh nhân nhưng họ vẫn gắn bó, mưu sinh với nghề.

Hiện tại chị Lan đang chăm sóc cho anh Trần Đăng Học nằm ở phòng số 4 bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (đường Âu Dương Lân, quận 8). Nhiệm vụ của chị Lan mỗi ngày là túc trực tại phòng bệnh, tắm rửa, giặt quần áo, đưa bệnh nhân đi dạo,… tất cả những việc chăm sóc cho người bệnh phục hồi chị đều làm được.

Những công việc của osin bệnh viện
Những công việc của osin bệnh viện
Được biết, chị Lan thường nhận chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện Thống Nhất, BV Tim, BV Gia Định,… ở đâu có người kêu là chị lại thu xếp đồ đạc đến. Mỗi tháng chị Lan được gia đình bệnh nhân trả lương 8 triệu đồng/ tháng, nhiều gia đình khá giả họ còn trả cho chị từ 10- 15 triệu/ tháng.
Cũng gắn bó với nghề này được 20 năm, chị Nguyễn Kim Hiền (59 tuổi, quê Sóc Trăng) hiện tại đang nhận chăm sóc cho người bệnh tại bệnh viện 115. Tuy đã có nhiều năm kinh nghiệm với nghề này nhưng chị Hiền nhiều lúc cũng bị sốc do nhiều người xa lánh vì sợ chị bị lây bệnh từ bệnh nhân, đôi lúc thấy buồn tủi chị lại lang thang ra hành lang rồi khóc một mình.
Thuê ô sin bệnh viện cũng có nhiều cái lợi, nhất là khi cuộc sống hối hả, ai cũng có đủ trăm công ngàn việc để làm. Lỡ như có người thân nằm viện, cả gia đình, dòng họ lại phải nháo nhác, mất công mất việc, chạy đôn chạy đáo để chăm sóc. Như vậy, nếu thuê được một ô sin, thì sẽ vừa đỡ sức người, sức của, lại thạo việc, nhưng điều quan trọng nhất là phải tìm được người tin tưởng… . Tuy nhiên, cái khó chính là ở đây, khi mà bạn đâu biết được ai với ai giữa môi trường đầy xô bồ, phức tạp như ở bệnh viện thế chứ.
Bình luận Facebook
5/5 - (2 votes)