Theo PGS.TS. Hoàng Công Minh – nguyên chủ nhiệm bộ môn Độc học, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc – Học viện Quân y cho biết, ở Việt Nam có khoảng 50 – 100 loài nấm độc khác nhau. Nhất là vào mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm hay mưa phùn nên rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. Tỷ lệ ngộ độc nấm tử vong cao hơn nhiều so với những loại ngộ độc khác.
Tham khảo:
Nấm được chia làm hai loại: nấm độc và nấm có ích, Sau đây Trung tâm giúp việc Hồng Doan sẽ giới thiệu với các bạn những loại nấm rất độc hiện có ở Việt Nam theo chuyên gia khuyến cáo. Chi tiết https://trungtamnguoigiupviec.com/
Nấm ô tán trắng phiến xanh (tên khoa học Chlorophyllum molybdites)
Loài nấm này mọc thành cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác. Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5-15 cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm màu từ trắng, đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Thịt nấm màu trắng, và có độc tính thấp và chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.
Bạn nên đọc:
Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu, tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽm, đường kính mũ nấm khoảng 2-8cm. Phiến nấm lúc non mau hơi trắng, gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3-9cm, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng và chứa độc tố muscarin.
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Cây nấm có hình dạng gần giống nấm độc tán trắng, mang đặc điểm phân bố,và độc tố tương tự. Mũ nấm trắng, ở bề mặt thường nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum dính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4-10 cm. Thịt nấm thường mềm, màu trắng và có mùi khó rất chịu.
Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Nấm độc tán trắng thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc lẻ trên mặt đất trong rừng hay một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn nhụi và bóng. Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5-10 cm. Khi, già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu. Loại nấm này chứa amanitin (amatoxin) có độc tính vô cùng cao.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo vặt tẩy rửa trong nhà đơn giản và hiệu quả tại https://giupviechongdoan.com/cam-nang-giup-viec/meo-vat-tay-rua-trong-nha-don-gian-va-hieu-qua/
Bạn đang xem bài: Cảnh báo các loại nấm độc ở Việt Nam
Bình luận Facebook