Bệnh loãng xương ở người cao tuổi, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Khi tuổi tác đã cao, nhiều bộ phận trên cơ thể sẽ dần thoái hóa, trong đó tình trạng loãng xương là thường gặp nhất. Loãng xương ở người cao tuổi có mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người, hậu quả thường thấy nhất là xương dễ bị gãy, kéo theo nhiều vấn đề khác với người bệnh. Vậy nguyên nhân gì gây ra bệnh gãy xương? Cần làm gì để phòng tránh bệnh loãng xương ở người cao tuổi? Cùng chúng tôi theo dõi các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương thường gặp từ người có độ tuổi trung bình từ 55 tuổi trở lên. Bệnh có thể xảy ra sớm hơn đối với nữ giới (từ 45 tuổi) và muộn hơn đối với nam giới (từ 65 tuổi). Sự khác nhau về độ tuổi loãng xương ở nam và nữ là do nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương có lên quan đến sự suy giảm hooc môn. Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh bị suy giảm estrogen (loại hooc môn có khả năng kết cấu mật độ xương) chính là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao. Khác với nữ giới, nam giới khi tuổi đã cao thì cơ thể vẫn có khả năng sản sinh testosteron làm độ tuổi loãng xương trung bình cao hơn nữ giới. 

Tình trạng loãng xương khi tuổi cao mà không do nguyên nhân nào tác động, còn gọi là loãng xương tự nhiên hay mất xương sinh lý theo tuổi.Từ độ tuổi 30 trở đi, sức khỏe xương bắt đầu suy yếu. Các quá trình tái tạo xương hay phá hủy xương bị mất cân bằng dẫn đến loãng xương. Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng lớn, diễn biến càng nhanh và nguy hiểm.

Tuổi tác cao kéo theo tình trạng lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi. Thời điểm này cơ thể dễ bị thiếu canxi dẫn đến loãng xương. Nếu chế độ ăn uống không đầy đủ và khoa học thì nguy cơ loãng xương càng cao. Canxi rất quan trọng đối với xương, điều này có lẽ ai cũng biết. Một số người cao tuổi mắc bệnh loãng xương do thiếu canxi không hoàn toàn do tuổi tác mà có thể ngay từ khi còn trẻ đã không cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Tuổi già sức yếu, hay bệnh tật, ít vận động cũng là nguyên nhân suy giảm quá trình tái tạo xương. Việc hạn chế đi lại của người già cũng làm hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này khiến quá trình tổng hợp vitamin D bị ngăn cản, dẫn đến không hấp thu tối đa lượng canxi cần thiết cho cơ thể gây ra tình trạng loãng xương.

Người cao tuổi hay đau ốm không tránh được việc thường xuyên phải điều trị bằng thuốc. Việc dùng một số loại thuốc có chứa corticoid chữa các bệnh mãn tính như bệnh thận, bệnh về nội tiết, chống viêm… làm ức chế quá trình tạo xương, giảm bề dày, giảm mật độ xương. Hay các loại thuốc điều trị viêm khớp, đau dây thần kinh có chứa sretoid làm chuyển hóa vitamin D, canxi và xương, gây nên tình trạng loãng xương.

>> Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu và hậu quả của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương khi mới bắt đầu không có biểu hiện cụ thể cũng không có dấu hiệu nhận biết nào. Thực chất, bệnh cũng không gây đau nên rất khó để phát hiện ra rằng bạn bị loãng xương. Chỉ khi căn bệnh này đã gây ra những hậu quả lên xương khớp, đã gây đau đớn cho người bệnh thì mới có thể kết luận bệnh thông qua thăm khám. Loãng xương có thể phát hiện qua chụp X-quang hay khám mật độ xương.

Người cao tuổi sẽ phải chịu những cơn đau xương, đau lưng. Đau tăng lên khi áp lực tăng lên, việc vận động gặp nhiều khó khăn hơn. Các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích gây ra những cơn đau cột sống, các cơ cột sống co cứng, cơn đau thắt ngang mạn sườn hoặc lan dần sang hai bên sườn. Cơn đau kéo dài và lan ra toàn thân, đau chân tay cho đến đau các khớp.

Người bị loãng xương thường hay bị đau lưng
Người bị loãng xương thường hay bị đau lưng

Những cơn đau trở nên rõ rệt hơn vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Người cao tuổi vốn rất khó ngủ, nếu bị đau xương khớp lại càng dễ mất ngủ hơn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày đặc biệt ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh, dễ dẫn đến mệt mỏi trầm cảm.

Loãng xương gây cong vẹo cột sống, dẫn đến gù lưng, làm giảm chiều cao, mất thẩm mỹ. Cột sống bị cong vẹo gây khó khăn cho các hoạt động của cơ thể, nguy hiểm hơn cột sống ngực co rút sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của tim phổi.

Loãng xương làm xương trở nên giòn và xốp, dễ gãy hơn. Xương có thể tự nhiên gãy hoặc gãy do những va chạm nhẹ. Người già có các cơ quan bị thoái hóa, dễ bị ngã, lúc này nếu mắc bệnh loãng xương sẽ rất nguy hiểm. Việc điều trị bệnh loãng xương ở người già còn nhiều khó khăn, điều trị không đúng hướng có thể dẫn đến tàn phế. Gãy xương ở người tuổi đã cao như gãy xương cổ, gãy xương đùi có tỉ lệ tử vong cao, theo nghiên cứu khoảng 30-50% người tử vong trong vòng một năm sau khi xương đùi, xương cổ bị gãy.

Bảo vệ xương chắc khỏe với lối sống khoa học, lành mạnh

Người cao tuổi khó hấp thu dinh dưỡng hơn nên cần có chế độ ăn uống phù hợp. Dinh dưỡng phải đa dạng và đầy đủ, phù hợp với tình trạng cơ thể. Cần quan tâm đến việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi và protid, sử dụng nhiều sữa bao gồm cả sữa bột, sữa tươi và sữa chua. Ngoài ra, không được bỏ qua các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác như thực phẩm giàu magie, vitamin D, phốt pho… Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ cần thiết cho người cao tuổi mà người trẻ cũng phải chú ý bổ sung. Việc duy trì mật độ xương khi còn trẻ sẽ có tác dụng phòng ngừa và bảo vệ xương trước bệnh loãng xương tuổi già.

Người cao tuổi cũng không nên ngại ngần việc vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Duy trì các hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động ngòai trời tốt cho xương khớp và nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, các bài tập cần nhẹ nhàng, thích hợp với độ tuổi. Điều này làm ngăn cản quá trình thoái hóa xương khớp, tăng cường hấp thu canxi và protid, tăng các tế bào sinh xương, cho xương chắc khỏe hơn và phòng chống bệnh loãng xương.

Một số bài tập dưỡng sinh phù hợp với người cao tuổi
Một số bài tập dưỡng sinh phù hợp với người cao tuổi để hạn chế bệnh loãng xương

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thích hợp không chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Các biện pháp trên càng trở nên quan trọng hơn đối với người đã mắc bệnh loãng xương. Bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng là việc làm cần thiết ngay từ khi còn trẻ. 

Bình luận Facebook
Đánh giá post