Cách móc áo len em bé Đơn giản ai cũng có thể thực hiện

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Được tự tay đan cho con của mình những chiếc áo xinh đẹp là điều tuyệt vời nhất. Chắc hẳn, nếu ai từng làm mẹ sẽ đã một vài lần móc áo len cho bé. Từng mũi đan, từng nút thắt áo đều thể hiện tình cảm trân trọng và yêu thương mà mẹ dành cho con. Cách móc áo len em bé cũng rất đơn giản, các mẹ có thể thực hành ngay tại nhà. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn cách móc áo len đơn giản cũng như cách chọn kim móc sao cho phù hợp.

Cách móc áo len em bé đơn giản

Với những bà mẹ bề bộn công việc thì dành thời gian móc áo len cho em bé của mình cũng rất khó khăn. Vì nếu móc áo len thông thường đã mất rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, mọi người đã nghĩ ra những cách móc áo len em bé đơn giản. Như vậy, thì dù cho các bạn có bận rộn vẫn có thể hoàn thành những chiếc áo xinh đẹp cho con của mình. Để móc áo len em bé cần tiến hành qua các bước:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Len. Tuỳ vào chiều cao và cân nặng của bé, các bạn có thể lựa chọn số lượng len cho phù hợp. Với những bé dưới 1 tuổi thì thường sẽ là 1-2 cuộn. Các bé càng lớn hơn thì sẽ càng cần lượng len lớn hơn. Ngoài ra cũng nên sử dụng hai loại len xen kẽ để giúp chiếc áo trở nên đẹp và màu sắc hơn.
  • kim móc số 2
  • mũi móc: mũi bính, mũi kép đơn, mùi dời( mũi trượt)
Cách móc áo len em bé đơn giản
Cách móc áo len em bé đơn giản

Cách móc áo len em bé

Để móc được một chiếc áo len em bé hoàn chỉnh phải móc từng bộ phận của áo rồi ghép lại với nhau. Hãy bắt đầu móc từng phần của áo như sau:

 Móc cổ áo

Cổ áo có thể móc theo dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông đều được. Nếu móc theo hình chữ nhật thì chiều rộng sẽ có 6 mũi, chiều dài có 7 mũi. Còn nếu móc theo hình vuông thì số lượng mũi sẽ cùng là 6 mũi. Sau đó móc 6 hàng để hoàn thiện phần cổ áo.

Số lượng mũi này sẽ dành cho cổ áo của bé 2-3 tuổi. Các bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng mũi ở chiều rộng và chiều dài để phù hợp với kích thước của con mình.

Gấp đôi phần cổ áo rồi móc vòng tròn để nối các điểm ở tay lại với nhau. Điều này có nghĩa là mình móc nối 2 điểm ở góc của chiều dài hình chữ nhật lại. Nên móc tất cả 3-4 hàng để các mối được chắc chắn hơn. Như vậy là đã hoàn thành xong phần cổ áo.

Móc thân áo

Sau khi hoàn thành phần cổ áo, hãy bắt đầu móc phần thân áo. Đây là kiểu áo thông dụng nên các bạn có thể may giống nhau theo từng  mũi. Chiều dài của áo sẽ là số lượng hàng. Vì vậy các bạn hãy điều chỉnh sao cho thích hợp.

Móc 2 hàng móc đơn

  • Hàng 1: mỗi chân 1 mũi
  • Hàng 2: mỗi chân thêm 1 mũi( nghĩa là nhân đôi số mũi lên, mỗi chân có 2 mũi tất cả)

Sau đó, móc theo từng hàng rồi dần dần di chuyển xuống dưới để tạo thân của áo. Có thể, tăng số lượng mũi dần dần xuống dưới để tạo độ xoè cho áo. Tuy nhiên, nếu là bé trai thì nên móc với số lượng mũi giống nhau cho đơn giản và phù hợp.

Sau khi hoàn thành phần cổ áo, hãy bắt đầu móc phần thân áo
Sau khi hoàn thành phần cổ áo, hãy bắt đầu móc phần thân áo

Móc tay áo

Hàng đầu tiên là hàng quan trọng nhất. Nó giúp phần cổ áo, thân áo và tay áo được liên kết với nhau. Hàng này nên móc bằng mũi móc đơn (không thêm không bớt, mỗi mũi 1 chân)
Hàng tiếp theo sẽ được móc theo kiểu tổ ong (lên 5 mũi bính, móc vào chân số 3), móc 8 hàng tổ ong. Lúc này tay sẽ rộng không sao nhé, tý mình thu chân lại tay sẽ nhún rất đẹp. Thu tay bằng cách móc mũi kép đơn, đâm vào giữa mũi tổ ong, mỗi chân 1 mũi. Nên móc chặt tay để cố định được tay áo. Phần tay áo hai bên cần được đan đều tay, tránh cho có sự chênh lệch ở hai bên tay áo.

Hàng tay áo cuối cùng móc theo mũi chữ T,  cách 4 thêm 1( 4 mũi móc bình thường, tới mũi thứ 5 thêm 1 mũi, nghĩa là ở chân số 5 sẽ có 2 mũi). Nếu bé nhà bạn là con gái thì đi thêm  1 hàng mũi móc đơn quanh cổ, làm nơ và đính vào trước ngực cho áo thêm sinh động. Còn nếu là bé trai thì có thể móc thêm một hàng mũi đơn để hoàn thiện tay áo. Tuy Mất nhiều công sức nhưng khi nhìn lại kết quả các bạn sẽ cảm thấy có thành tựu. Được nhìn con mình mặc chiếc áo do mình móc thì sẽ rất tuyệt vời.

>> Xem thêm:

Cách chọn kim móc như thế nào?

Các bạn có để ý rằng trên mỗi cây kim móc thường ghi kích cỡ rõ ràng. Tuỳ vào mục đích sử dụng để lựa chọn kim móc cho phù hợp. Nếu tính theo chuẩn quốc tế thì thường sẽ có hai bộ rõ ràng : một bộ nhỏ dùng để móc chỉ và một bộ lớn hơn để móc len.  Mỗi bộ có tất cả 8-12 cây được đánh số theo thứ tự từ tăng dần.  Số lượng kim móc của từng bộ sẽ khác nhau tuỳ vào từng chất liệu và cách sắp xếp ở mỗi nước khác nhau. Để móc áo len cho em bé, mọi người thường thích dùng kim móc bằng gỗ hơn vì nó trơn láng, nhẹ, dễ cầm và tránh bị thương. Ngoài ra, nên chọn loại kim móc hai đầu để khi móc áo len sẽ tiện hơn.

Số lượng kim móc của từng bộ sẽ khác nhau tuỳ vào từng chất liệu và cách sắp xếp ở mỗi nước khác nhau.
Số lượng kim móc của từng bộ sẽ khác nhau tuỳ vào từng chất liệu và cách sắp xếp ở mỗi nước khác nhau.

Kim móc áo len cho em bé phù hợp với len là kim móc lớn hơn kích thước sợi từ 1mm – 4mm tùy vào sản phẩm bạn móc. Nếu muốn móc những mũi khó, cần sự mềm mại thì nên chọn kim từ 2mm-3mm. Như vậy, khi móc áo len các bạn sẽ dễ dàng di chuyển mũi kim hơn rất nhiều. Nếu móc áo len có kích thước sợi len lớn hơn thì mũi kim to hơn sẽ thích hợp hơn. Các bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ cả bộ kim móc thì có thể chọn được loại kim móc phù hợp nhất.

Cách móc áo len em bé cũng như cách chọn kim móc sao cho thích hợp các bạn đã nắm được. Nếu là người mới bắt đầu học móc áo len cho em bé thì hy vọng với những gì chúng tôi cung cấp ở trên đã đủ để bạn tự tin bắt đầu thực hiện. Mỗi chiếc áo xinh xắn được tạo ra là công sức mỗi ngày của mẹ. Như vậy con sẽ cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ đã dành cho con.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)