Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ như thế nào là phát triển Tốt?

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Những đứa trẻ là báu vật vô giá đối với ba mẹ. Con yêu phát triển một cách khỏe mạnh là điều mong mỏi của mỗi gia đình. Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ là hai yếu tố quan trọng giúp ba mẹ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu về chiều cao cân nặng của trẻ qua bài viết dưới đây để có cái nhìn một cách tổng quan nhất:

Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ những năm tháng đầu đời

Những năm tháng đầu đời ối với trẻ rất quan trọng vì đó là quãng thời gian có sự thay đổi từng ngày về chiều cao, cân nặng của trẻ. Cùng tìm hiểu một số điều thú vị về sự phát triển của trẻ nhé:

  • Trẻ mới sinh sẽ có chiều dài trung bình là 50 cm, cân nặng khoảng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia và thông kê Y tế Mỹ thì chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm, của bé gái là 33,8cm.
  • Từ khi chào đời đến 4 ngày tuổi: cân nặng của trẻ sẽ giảm 5-10% so với khi vừa sinh ra. Trẻ đi tiểu và đi ngoài làm thoát mất một lượng dịch, đây là nguyên nhân dẫn đến giảm cân nặng.
  • Từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Thời gian này trẻ sẽ tăng khoảng trung bình 15-28gram mỗi ngày. Khoảng 2 tuần tuổi thì trẻ sẽ trở về cân nặng ban đầu lúc vừa sinh.
  • Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6: Trung bình cứ 2 tuần sẽ tăng 225gram cân nặng và đến tháng thứ 6 sẽ đạt gấp đôi cân nặng ban đầu.
  • Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 12: Cân nặng của trẻ tăng khoảng 500gram mỗi tháng. Nếu chỉ dùng sữa mẹ thì thường cân nặng sẽ không đạt được mức này do lúc này sữa mẹ không đáp ứng cung cấp đủ nhũng dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Bé tiêu tốn nhiều calorie cho việc thực hiện các vận động như bò, trườn hoặc tập đi… Chiều cao trung bình đạt được vào khoảng 72-76cm, cân nặng tăng gấp 3 so với ban đầu.
  • Trẻ 1 tuổi: Trẻ sẽ không phát triển nhanh như giai đoạn trước nhưng cũng có sự phát triển như cân nặng mỗi tháng tăng khoảng 225gram, chiều cao tăng khoảng 1,2cm.
  • Trẻ 2 tuổi: Trẻ cao thêm khoảng 10cm, cân nặng có thể tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Những bác sĩ nhi có kinh nghiệm có thể dựa vào tình trạng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ lúc này để dự đoán về chiều cao của trẻ sau này.
  • Trẻ từ 3 tuổi đến hết 4 tuổi: Lượng mỡ dư thừa trên cơ thể nhất là khuân mặt trẻ giảm hẳn, chân tay phát triển mạnh nên trông trẻ sẽ cao ráo hơn.
  • Từ 5 tuổi trở đi: Từ độ tuổi này trở đi đến độ tuổi dậy thì chiều cao phát triển nhanh. Thường thì bé gái phát triển nhanh hơn bé trai.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ

Gen di truyền

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ chịu ảnh hưởng một phần của gen di truyền, khoảng 23%. Trẻ sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ.

Dinh dưỡng và môi trường sống

Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản thì môi trường sống cũng như việc cung cấp các chất dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định về thể chất của trẻ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ràng một trẻ bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển cũng chậm đi. Suy dinh dưỡng khiến cho mật độ xương và sự chắc khỏe của răng ảnh hưởng, giảm kích thước các cơ quan trong cơ thể, làm chậm thậm chí trì hoãn sự phát triển của trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì.

Bạn cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ đạt được các chỉ số cơ thể phù hợp với lứa tuổi của mình, đặc biệt là calci để bé có được chiều cao tối ưu. Các yếu tố môi trường như: khí hậu, không khí bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Các bệnh lí mạn tính

Các bệnh lý mạn tính, các khuyết tật nghiêm trọng hoặc những phẫu thuật nội, ngoại khoa cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Một trẻ bị mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ thấp bé nhẹ cân hơn so với trẻ cùng độ tuổi đó.

Sự chăm sóc của ba mẹ

Sự chăm sóc, gần gũi của ba mẹ cũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Ba mẹ có quan tâm chăm sóc, luôn luôn yêu thương thì tâm lí và sinh lí của trẻ được phát triển đầy đủ. Từ đó đạt được những chỉ số cơ thể tốt.

Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai và cho con bú

Mang thai là giai đoạn đầu có yếu tố quyết định đến trẻ sau này. Nếu trong giai đoạn bầu, bà mẹ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như duy trì được tâm lí thoải mài thì trẻ sinh ra có được điều kiện phát triển tốt nhất. Chế độ ăn cần có các chất như sắt, acid folic, calci, các acid béo tốt như DHA đối với mẹ đang cho con bú cần được bổ sung để hệ xương của trẻ chắc khỏe và phát triển tốt nhất.

Vận động tích cực và rèn luyện thể thao

Một tình trạng dễ dàng nhận thấy trong thời đại công nghệ hiện nay là trẻ thường dán mặt vào màn hình điện thoại, máy tính, thức khuya… Lười vận động dẫn đến giảm sự chuyển hóa trong cơ thể. Tình trạng thừa cân béo phì ngày càng phổ biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên vận động thể dục thể thao giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, kích thích chuyển hóa,phát triển tốt cơ xương khớp.

Bố mẹ cần nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ để có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp cho trẻ
Bố mẹ cần nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ để có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp cho trẻ

Các vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ

Lợi ích của việc theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên

Theo dõi Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ thường xuyên giúp bạn có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ và phát hiện ra những nguy cơ bệnh lí tiềm ẩn để kịp thời xử trí. Việc theo dõi thường xuyên có tác dụng:

  • Khi trẻ mới sinh ra cần được đo chiều cao cân nặng vì nó phản ảnh rõ nhất sự phát triển của trẻ khi ở trong bụng mẹ.
  • Cân nặng của trẻ sơ sinh góp phần chẩn đoán một số bệnh lý hoặc dự đoán nguy cơ mắc một số bệnh. Ví dụ như cân nặng của trẻ lớn hơn 4kg thì người mẹ có khả năng đã mắc đái tháo đường thai kì, cần có biện pháp vì trẻ có nguy cơ hạ đường huyết sau sinh. Sau này trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh béo phì, đái tháo đường, ung thư…
  • Nếu trẻ nhẹ cân hơn so với cân nặng trung bình cùng lứa tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, hệ miễn dịch kém,  dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Dễ mắc các bệnh trầm cảm, lo âu, trí tuệ kém phát triển hơn so với trẻ cùng trang lứa.
  • Kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí.
  • Cân nặng trẻ sơ sinh còn giúp tiên lượng cuộc đẻ sau của người mẹ.

Kiếm tra cân nặng của trẻ đúng cách

Trong 6-8 tuần đầu tiên sau sinh các bà mẹ cần cân ít  nhất 1 tuần/ lần sau đó có thể giảm xuống 1-2 lần/tháng đến tháng thứ 4. Từ 5 tháng tuổi đến 12 tháng thì bạn cần cân 1 lần/tháng . Đến độ tuổi đi học mẫu giáo thì bạn nên cân ít nhất 1 lần 1 tháng để theo dõi cân năng của trẻ có bị thiếu dinh dưỡng hay thừa cân. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên bạn nên cân vào một ngày nhất định trong tháng để tiện so sánh, đối chiếu số cân so với tháng trước.

Một số vấn đề các mẹ cần lưu ý đến cân nặng của trẻ

  • Nguyên nhân dẫn đến trẻ không tăng cân có thể là do thiếu dinh dưỡng: bé ăn chưa đủ chất, sữa mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu chất, ít chất đạm động vật, đậu đỗ, thiếu chất béo không đủ năng lượng cho trẻ hoạt động. Trẻ ăn uống đầy đủ nhưng do hiếu động, năng lượng không đủ cung cấp. Hoặc trẻ có thể mắc phải một số bệnh chưa phát hiện.
  • Trẻ em rất dễ dẫn đến dư thừa cân nặng: Điều kiện vất chất đầy đủ giúp trẻ được chăm sóc một cách tốt nhất. Nhưng vấn đề gặp phải hiện nay là dinh dưỡng được cung cấp một cách dư thừa, nhất là chất béo, đường, bột. Trẻ thường xuyên ngồi trước màn hình điện thoại, máy tính, ti vi, không tham gia các hoạt động thể dục thể thao dẫn đến tích trữ mỡ. Cần được phát hiện sớm để điều chỉnh khẩu phần ăn cũng như thói quen sinh hoạt.
  • Sự tăng giảm cân thất thường ở trẻ: Trong 1 năm đầu tiên sau khi sinh cân nặng của trẻ có sự biến động rõ rệt. Nhưng từ tháng thứ 12 trở đi thì quá trình này chậm lại là điều bình thường. Trung bình mỗi tháng bé tăng khoảng 200gram. Nhưng nếu không có sự tăng trưởng này thì bạn cũng cần  xem lại dinh dưỡng cho trẻ.

Biện pháp để trẻ có cân nặng đạt tối ưu

  • Bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn trái cây và rau xanh một cách đều đặn.
  • Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Khuyến khích và cùng trẻ hoạt động thể chất mỗi ngày ít nhất 1 tiếng.
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn nhanh nhiều chất béo và các đồ uống ngọt.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám để phát hiện kịp thời tình trạng của cơ thể.
Các vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ bạn nên biết
Các vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ bạn nên biết

Các vấn đề liên quan đến chiều cao của trẻ

Sự phát triển chiều cao của trẻ

Ở gia đoạn trẻ sơ sinh thì hầu hết xương được cấu tạo bằng chất liệu sụn. Trong qúa trình phát triển, chất liệu sụn này sẽ dần dần được thay thếvà biến thành xương, còn gọi là quá trình cốt hóa xương. Có hai quá trình phát triển đó là to ra và dài ra của xương.

  • Xương to ra nhờ việc các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới và đẩy những tế bào cũ vào bên trong, cốt hóa thành xương.
  • Xương dài ra: tất cả các loại xương đều có sụn tăng trưởng. Trong quá trình phát triển, các tế bào ở sụn tăng trưởng phân bào sẽ cốt hòa và hòa nhập vào thân xương. Với xương dài thì phần sụn này năm ở hai đầu xương. Còn đối với các xương dẹt, xương ngắn thì sụn lại bao bọc xung quanh xương. Tuổi của trẻ càng ít thì phần sụn xương càng nhiều, nên khi chụp hình trên phim chúng ta thường thấy phần cổ tay hoặc cổ chân sẽ không hiện hình.  Sụn tăng trưởng là tổ chức này không cản quang nhưng trong quá trình phát triển cốt hóa dần mới hiện hình trên phim chụp. Mỗi sụn sẽ được cốt hóa ở thời điểm khác nhau trong suốt những năm tháng đầu đời của trẻ. vì vậy việc hiện hình trên phim chụp của những điểm đó cũng khác nhau.

Sự tăng trưởng của xương này xảy ra trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Đến tuổi dậy thì là độ tuổi xương có sự phát triển một cách vượt bậc trẻ sẽ lớn hẳn lên. Tuổi thanh niên thì quá trình này diễn ra chậm lại, đến một giai đoạn sẽ không phát triển dài ra nữa. Giai đoạn này xương không thể dài ra nữa do sụn đã đã hóa thành xương hết. Vì thế con người không thể cao thêm.

>> Xem thêm:

Làm thế nào để trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu?

Chiều cao của con người nói chung cũng như của trẻ em chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như gen di truyền, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao, môi trường sống… Theo nghiên cứu thì có ba gia đoạn vàng quyết định về chiều cao của trẻ đó là bào thai, từ sơ sinh đến ba tuổi và giai đoạn dậy thì. Ba mẹ có thể tác động tích cực vào ba giai đoạn trên để trẻ có được một chiều cao tối ưu. Cùng tìm hiểu những yếu tố tác động và phương pháp để trẻ có một chiều cao lí tưởng:

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lí

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Không những vậy chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới trí tuệ và thể chất của trẻ. Ngay từ những tháng đầu tiên nằm trong bụng mẹ bạn đã cần phải bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ và hợp lí. Khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng rằng các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Nguyên nhân là sữa mẹ giúp bé tăng trưởng chiều cao tốt hơn so với sữa công thức, ngoài ra trong sữa mẹ có các kháng thể giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn. Đến giai đoạn ăn dặm, bạn cần bổ sung cho trẻ đầy đủ cả 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất.

Chất đạm có vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là nguồn đạm động vật giàu các acid amin cần thiết. Chất béo góp phần cho sự dài ra của xương, ngoài ra nó còn là môi trường hòa tan một số vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D… là những vitamin giúp hệ xương phát triển tốt và chắc khỏe. Không thể thiếu được các chất khoáng như calci, magie, kẽm, photpho, đồng…

Sụn xương sở dĩ phát triển thành cốt hóa xương nhờ cơ thể được cung cấp các chất như calci, phospho và sự tham gia vận chuyển, hoạt hóa của các chất vitamin D, Calcitriol, Osteocalcin, vitamin K2… Bổ sung đầy đủ các chất trên giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt. Nếu thiếu sẽ gây ra các bệnh liên quan. Vitamin K2 chống bệnh còi xương loãng xương.

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là cách giúp trẻ tăng chiều cao một cách nhanh chóng. Để cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh cũng như có một chiều cao mong muốn thì cần hướng dẫn trẻ tập luyện các bài tập phù hợp với từng lứa tuổi. Một số bài tập giúp tăng chiều cao ở trẻ như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, bơi… Các bài tập này cần các động tác vươn dài người, kéo căng cơ, kéo giãn cột sống, kích thích phát triển chiều cao. Vận động cơ bắp cũng giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể phát triển, tăng cường huy động calci vào mô xương giúp xương chắc khỏe cũng như phát triển tốt hơn. Việc luyện tập cần được duy trì thường xuyên, điều độ. Cường độ và thời gian tập cũng tăng từ từ, dần đều theo thời gian. Nếu trẻ chỉ luyện tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn hoặc tập luyện quá sức trong thời gian dài thì nó không hề có tác dụng kích thích tăng trưởng chiều cao. Lợi ích của việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là không còn là vấn đề tranh cãi. Vì vậy cha mẹ cần phải hướng dẫn con duy trì tập luyện cũng như tập luyện các bài tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Ngủ đủ giấc

Quá trình dài xương chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Vì vậy việc ngủ đủ giấc là rất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ. Điều này được các nhà nghiên cứu khoa học ở Hoa Kỳ thống kê là 90 % sự phát triển của xương diễ ra khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Ngủ ngon, ngủ sâu giấc làm cơ thể tiết ra số lượng hoocmon tăng trưởng nhiều giúp hấp thụ nhiều calci, phospho. Xương dài ra và cơ thể phát triển toàn diện. Số giờ ngủ thì tùy vào từng độ tuổi, nhưng đối với trẻ thì cần ngủ đủ ít nhất 8 tiếng một ngày.

Các loại thực phẩm tốt giúp phát triển chiều cao ở trẻ

  • Trứng: theo một nghiên cứu của Ecuador về trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi thì ăn trứng mỗi ngày giúp trẻ gảm nguy cơ suy dinh dưỡng là 47% so với những trẻ không sử dụng thường xuyên. Trứng được coi là một siêu thực phẩm giúp tăng chiều cao cho trẻ. Để giúp trẻ có hứng thú hơn với món trứng này thì bạn có thể chế biến nó thành nhiều món ăn đa dạng như trứng luộc, ốp la, trứng chiên, trứng nướng, trứng hấp…
  • Đậu nành: Tất cả các loại đậu đều cung cấp đạm thực vật tự nhiên. Protein là một trong những chất quan trọng góp phần vào quá trình phát triển của xương. Nguồn protein trong đậu nành dồi dào lại, có nguồn gốc từ thực vật nên rất tốt cho cơ thể trẻ. Việc bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ một cốc sữa đậu nành ấm là cần thiết.
  • Thịt nạc và cá ngừ: Protein động vật cũng rất quan trọng. Nó thường có nhiều trong thịt nạc và thịt cá ngừ. Nếu không mua được thịt cá ngừ tươi, bạn cũng có thể sử dụng cá đông lạnh. Chất lượng của nó cũng rất tốt. Bổ sung protein từ động vật giúp trẻ tăng chiều cao một cách tốt nhất.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt điều… được đóng gói hoặc sữa nguyên chất từ các loại hạt trên rất thích hợp cho các bữa ăn phụ. Các chất dinh dưỡng trong hạt có tác dụng tái tạo mô hỏng và phát triển mô mới.
  • Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng cung cấp protein cho trẻ. Cần chọn được loại bơ thành phần dinh dưỡng tốt. Phết bơ lên bánh mì, bánh bích quy…cho trẻ sử dụng.
  • Sản phẩm từ sữa: sữa, sữa chua và phomai là những thực phẩm giàu protein và calci, ngoài ra nó cũng chứa nhiều các loại chất dinh dưỡng khác. Calci giúp sự tăng trưởng của xương phát huy một cách tối đa.
  • Trái cây: Không thể thiếu được trái cây trong khẩu phàn ăn mỗi ngày của trẻ. Trẻ cây cung cấp nguồn dồi dào các vitamin tốt cho cơ thể cũng như các khoáng chất. Ví dụ như cam giàu vitamin A, vitamin D. Chuối giàu kali. Xoài cung cấp vitamin a.
  • Cà rốt: Chúng ta biết rằng hầu như trẻ em đều không thích ăn rau củ. Và bạn không nên nuông chiều thói quen xấu này của trẻ. Một trong những loại củ rất tốt cho sự phát triển xương ở trẻ là cà rốt. Trong cà rốt có chứa nhiều beta-carotene là một chất dinh dưỡng giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể. Vitamin này giúp mắt sáng khỏe và đóng góp và quá trình chuyển hóa calci phát triển xương.
Những thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao bố mẹ nên biết
Những thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao bố mẹ nên biết

Một số lưu ý bạn cần biết

  • Hiện nay trên thị trường có quảng cáo nhiều loại thực phẩm chức năng cũng như các sản phẩm có tác dụng tăng chiều cao. Hầu như các sản phẩm này có thành phần chính là các vitamin cũng như khoáng chất giúp cấu tạo xương : calci, vitamin D3, vitamin K2… Ngoài ra còn một số có chứa hoocmon tăng trưởng GH. Hoocmon này có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của hầu hết các tế bào trong cơ thể, giúp tăng cả về số lượng lẫn kích thước, tác động gián tiếp đến mô sụn và xương. Bình thường hoocmon được tiết ra theo cơ chế điều hòa của cơ thể giúp cơ thể phát triển cân bằng. Nhưng khi cung cấp với hàm lượng lớn sẽ gây ra các tác dụng phụ như phù, sưng khớp, giữ nước, vú to ở nam… nên bạn cần lưu ý khi lựa chọn các sản phẩm như trên.
  • Không nên thực hiện chế độ ăn kiêng trẻ vì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu trẻ có cân nặng vượt quá so với cân nặng tiêu chuẩn của lứa tuổi thì bạn nên cho trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để cân bằng lại khẩu phần ăn. Ăn kiêng sẽ làm hạn chế sự phát triên chiều cao của trẻ.

Việc quan tâm Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ  không phải chỉ là việc nhìn vào các chỉ số hiển thị, ba mẹ cần đánh giá được phần nào nguy cơ, tình trạng sức khỏe của trẻ từ những con số đó. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)