Em bé mấy tháng mọc răng? Thứ tự mọc và cách chăm sóc ra sao?

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Gia đình có trẻ nhỏ đang trong thời kỳ sơ sinh thì mỗi biến đổi của trẻ đều được mọi người quan tâm. Vì vậy việc em bé mấy tháng mọc răng, mấy tháng biết lật, mấy tháng có thể cai sữa,… Muôn vàn câu hỏi được đặt từ các ông bố bà mẹ để thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc em bé. Để giải quyết những thắc mắc trên, Giúp việc Hồng Doan xin giải đáp câu hỏi em bé mấy tháng mọc răng qua bài viết dưới đây nhé!

Em bé mấy tháng mọc răng?

Mọc răng ở trẻ đánh dấu thời kỳ quan trong của bé từ bé mẹ sang ăn dặm. Những chiếc răng mọc đầu tiên được bố mẹ đặc biệt quan tâm. Theo các chuyên gia, chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ được mọc lúc bé 6 tháng tuổi. Thời gian bé khoảng 3 tuổi thì hàm răng của bé sẽ hoàn thiện đầy đủ 20 cái.

Em bé mọc răng sữa đầu tiên từ tháng thứ 6
Em bé mọc răng sữa đầu tiên từ tháng thứ 6

Hiện nay có một số trẻ mọc răng muộn hoặc sớm hơn 6 tháng, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của trẻ. Các số liệu phân tích đã chỉ ra rằng có một số trẻ mọc răng khi mới 3 – 5 tháng hay có trẻ 9 – 10 tháng mới mọc răng. Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên gia đình không nên lo lắng. Nếu sau 1 năm em bé chưa mọc răng thì gia đình nên cho bé đi khám để kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Chu kỳ mọc răng của trẻ diễn ra như thế nào?

Bố mẹ nên tìm hiểu chu kỳ mọc răng ở trẻ để theo dõi sức khỏe của bé tốt nhất. Em bé có thay đổi trên cơ thể mà trẻ chưa thể bộc lộ lời nói, hành động của mình. Theo dõi, quan tâm để trẻ giúp bố mẹ không bị động trước các tình huống xảy ra. Bạn có thể quan sát về thời gian mọc răng ở trẻ như sau:

  • Trẻ từ 5 – 8 tháng mọc 4 răng cửa giữa trong đó hàm dưới mọc trước và hàm trên mọc sau
  • Trẻ từ 7 – 11 tháng mọc 4 răng cửa bên trong đó hàm trên mọc trước hàm dưới mọc sau
  • Trẻ từ 12 – 16 tháng mọc 4 răng hàm đầu tiên
  • Trẻ từ 14 – 20 tháng mọc thêm 4 răng nanh
  • Trẻ từ 20 – 32 tháng mọc thêm 4 răng hàm thứ 2
Theo dõi chu kỳ mọc răng ở trẻ giú bố mẹ đảm bảo sự hát triển ổn định của trẻ
Theo dõi chu kỳ mọc răng ở trẻ giú bố mẹ đảm bảo sự hát triển ổn định của trẻ

Đây là lộ trình cơ bản quá trình mọc răng cửa trẻ nhỏ. Tuy nhiên mỗi trẻ sẽ có khoảng thời gian nhất định phụ thuộc và sự phát triển chung của trẻ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ

Hiện nay có nhiều trẻ em mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với chu kỳ mọc răng của trẻ. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện. Tuy nhiên có một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu trẻ được đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ và thức ăn bên ngoài giúp quá trình mọc răng diễn ra ổn định. Ngược lại dưỡng chất của trẻ không cần bằng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mọc răng ở trẻ.
Bố mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là vitamin D và canxi
Bố mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là vitamin D và canxi
  • Vitamin D và canxi là chất có trong cơ thể trẻ nhằm thúc đẩy thời gian mọc răng ổn định. Nếu trẻ sinh thiếu tháng hoặc thiếu ánh nắng mặt trời, thiếu canxi thì thời gian mọc răng sẽ chậm hơn.
  • Thời gian mọc răng có thể ảnh hưởng bởi gen di truyền của gia đình. Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm/muộn thì trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố đó.

>> Xem thêm:

Các dấu hiệu của trẻ sắp mọc răng

Bố mẹ cần nắm chắc các dấu hiệu của trẻ sắp mọc răng để chuẩn bị, ổn định tư tưởng để chăm sóc bé tốt nhất. Mỗi trẻ em đến thời điểm mọc răng sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Có thể điểm qua các dấu hiệu điển hình như sau:

  • Chảy dãi nhiều: khi trẻ sắp mọc răng thì miệng trẻ chảy dãi nhiều hơn so với thông thường.
  • Bé vẫn khỏe mạnh nhưng đột nhiên gắt gỏng, khó chịu và thường xuyên quấy khóc
  • Bé bị sốt mọc răng: Khi trẻ bắt đầu mọc răng đầu tiên hệ miễn dịch suy yếu điều này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi răng mọc lợi bé sẽ sưng đỏ khiến cơ thể bé bị sốt.
Em bé sắp mọc răng nên nướu lợi bị ngứa
Em bé sắp mọc răng nên nướu lợi bị ngứa
  • Em bé sắp mọc răng lợi sẽ ngứa nên thích cắn tất cả mọi thứ xung quanh mình
  • Trẻ không chịu ngủ và có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn đồng thời cơ thể có dấu hiệu sụt cân.
  • Một số trẻ bị ho hoặc nổi phát ban, lở loét xung quanh khoang miệng.

Trẻ em mọc răng sớm có sao không?

Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhiều em bé mọc răng khi 3 tháng tuổi khiến bố mẹ băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ nên bình tĩnh không nên hoang mang khi trẻ phát triển sớm. Bố mẹ chỉ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ tốt nhất. Điều này giúp trẻ lấy lại cân bằng và có sức khỏe ổn định.

Trẻ mọc răng sớm bố mẹ không nên lo lắng mà cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Trẻ mọc răng sớm bố mẹ không nên lo lắng mà cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Cách chăm sóc bé trong thời gian mọc răng

Khoảng thời gian trẻ mọc răng cơ thể bé rất yếu và thường xuyên quấy khóc. Sự thay đổi ở cơ thể khiến trẻ chưa thích nghi kịp thời dẫn đến việc khó chịu, gắt gỏng. Vì vậy bố mẹ cần áp dụng các biện pháp để trẻ thoải mái, dễ chịu trong thời điểm bước ngoặt này:

  • Sử dụng vòng mọc răng, núm vú giả để làm dịu sự khó chịu trên lợi của trẻ. Nếu lợi của bé ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống và sinh hoạt nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn tốt nhất.
  • Khi mọc răng trẻ bị sốt có thể dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên gia đình chỉ cho trẻ dùng 10-15mg/kg cân nặng ứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu bé chỉ hơi ấm người chỉ cần lau người cho trẻ, bổ sung nước mà không cần sử dụng thuốc.
Cần chăm sóc vệ sinh răng miệng của trẻ trong thời gian đặc biệt này
Cần chăm sóc vệ sinh răng miệng của trẻ trong thời gian đặc biệt này
  • Nếu nước dãi của trẻ chảy nhiều hãy lau cho bé sạch sẽ đồng thời vệ sinh nướu chân răng của trẻ. Nên vệ sinh nướu chân răng của trẻ bằng khăn mềm sau khi trẻ bú và ăn xong.
  • Bổ sung nước lọc cho bé thường xuyên vì cơ thể bé trong thời điểm này dễ bị mất nước.
  • Bổ sung cho trẻ các món ăn giàu vitamin D hoặc canxi đảm bảo sự phát triển của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nóng và lạnh mà cần thay thế bằng đồ ăn mềm – lỏng thuận lợi cho răng của trẻ.

Hy vọng bài viết đã giúp các ông bố, bà mẹ bỉm sữa tìm ra câu trả lời cho vấn đề em bé mấy tháng mọc răng. Những thông tin mà Giúp việc Hồng Doan mang đến giúp các bậc phụ huynh theo dõi cẩn thận sự phát triển và trưởng thành của bé. Dựa trên yếu tố đó các bố mẹ sẽ có các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bé hiệu quả để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)