Em bé ngủ hay giật mình đáng lo không? Làm sao để khắc phục?

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Tình trạng ngủ không sâu giấc, hay giật mình rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ thường hay lo lắng và không biết phải nên làm thế nào để làm giảm tình trạng này ở con của mình.Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khi ngủ bị giật mình là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe. Cha mẹ cần phải biết cách phân biệt và tìm ra cách giải quyết đúng đắn đối với tình trạng này của con mình. Đây cũng là nội dung chủ yếu của bài viết bên dưới: “Em bé ngủ hay giật mình“. Các bạn hãy cùng theo dõi để hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Biểu hiện của tình trạng em bé ngủ hay giật mình là gì?

Tình trạng em bé ngủ hay giật mình diễn ra rất phổ biến. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng dễ dàng nhận ra con mình đang gặp phải tình trạng này. Bởi lẽ, giai đoạn đầu các bé thường không biểu hiện rõ sự giật mình khi ngủ. Vì thế, nếu muốn biết con mình có giật mình khi ngủ hay không hãy quan sát các em bé thật cẩn thận khi chúng ngủ.

Nếu có tình trạng em bé ngủ hay giật mình thì lúc đầu bé sẽ căng người, hai tay giơ lên và xòe ra ngoài, đồ gối có lại áp vào bụng. Sau đó, bé thu bàn tay đã nắm chặt về sát cơ thể mình như để tự bảo vệ bản thân. Tất cả diễn ra trong vài giây ngắn ngủi và một số bé sẽ nhanh chóng ngủ lại. Ở một số trường hợp khác thì tình trạng này sẽ diễn ra liên tục trong cả giấc ngủ, khiến bé ngủ không ngon giấc và quấy khóc.

Ngoài ra, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng em bé ngủ hay giật mình là trẻ sẽ giật mình thon thót và quấy khóc ngay. Tình trạng này có thể diễn ra khi trẻ ngủ ban ngày hoặc ban đêm. Với một số trẻ sơ sinh thỉnh thoảng mới giật mình một lần thì sẽ là phản ứng bình thường của có thể do thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra bên ngoài.

Tình trạng em bé ngủ hay giật mình diễn ra rất phổ biến.
Tình trạng em bé ngủ hay giật mình diễn ra rất phổ biến.

Còn nếu trẻ giật mình liên tục,  không thể ngủ lại được hoặc giật mình khiến trẻ quấy khóc thì sẽ là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe. Nếu rơi vào trường hợp này thì bố mẹ cần phải tìm hiểu để biết lý do tại sao em bé của mình lại gặp phải vấn đề này và biết cách giải quyết cho đúng đắn.

Nguyên nhân khiến em bé ngủ hay giật mình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến em bé ngủ hay giật mình. Trong số đó các nhà khoa học đã chia ra thành 2 loại là do sinh lý và do bệnh lý để có cách giải quyết phù hợp.

Em bé ngủ hay giật mình do nguyên nhân sinh lý

Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng em bé ngủ hay giật mình ở trẻ sơ sinh. Bởi vì, trước khi sinh ra, em bé sẽ ở trong bụng mẹ là môi trường nhỏ hẹp, ấm áp, yên tĩnh và an toàn. Sau khi được sinh ra, em bé phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài có những yếu tố là như: âm thanh của những sự vật, con người xung quanh, ánh sáng và tiếng ồn,….những yếu tố này bé cần phải có thời gian để thích ứng dần dần. Do đó, trong thời gian này, bé sẽ cảm thấy chưa quen thuộc và hay giật mình khi ngủ. Đây chỉ là một phản xạ bình thường và diễn ra trong thời gian khá ngắn khi em bé mới được sinh ra nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khiến em bé ngủ hay giật mình sinh lý như:

  • Em bé ngủ ở chỗ quá sáng, không được thoải mái, ấm áp hoặc xung quanh có quá nhiều tiếng ồn lớn khiến trẻ không thể ngủ ngon giấc được. Thông thường  em bé ngủ hay giật mình khi nghe tiếng động lớn.
  • Nếu được cho bú quá no hoặc đang quá đói bụng thì em bé ngủ cũng hay giật mình. Dạ dày của trẻ thường rất nhỏ mỗi lần cho bú chỉ cần bú với một lượng sữa ít nên trẻ thường hay đói và phải cho bú thành nhiều lần trong ngày. Nếu để trẻ quá đói hoặc quá no sẽ khiến trẻ vặn mình, ọc sữa và giật mình khi ngủ.
  • Em bé ngủ hay giật mình khi đi tiểu hoặc đại tiện xong. Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể sau khi bài tiết các chất thải ra ngoài.
  • Do tã của em bé bị ướt hoặc mẹ quấn chăn quanh người quá chật sẽ khiến bé vặn vẹo và giật mình khi ngủ.

Đây là những nguyên nhân khiến em bé ngủ hay giật mình sinh lý. Cha mẹ chỉ cần tinh ý là có thể nhận ra tình trạng này ở em bé của gia đình mình.

Em bé ngủ hay giật mình do nguyên nhân bệnh lý

Những nguyên nhân bệnh lý khiến em bé ngủ hay giật mình bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến khiến em bé ngủ hay giật mình. Trào ngược dạ dày ở trẻ em thường do bẩm sinh và phải điều trị càng sớm càng tốt.
  • Trẻ các mắc các bệnh lý về gan như vàng da, chức năng gan suy yếu,… Vì thế, gan không thể hoạt động bình thường được làm sản sinh ra lượng lớn bilirubin khiến não bộ của trẻ bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật ở trẻ.
  • Hạ canxi máu. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất sẽ bị hạ canxi máu. Và biểu hiện của tình trạng này là sẽ kích động, ngủ không ngon giấc, quấy khóc liên tục, vặn mình, ngủ hay giật mình. Tình trạng này sẽ diễn ra liên tục và không có dấu hiệu  thuyên giảm nếu như không được điều trị đúng cách.
  • Bất thường về chức năng não. Đây là các bệnh lý liên quan đến não bộ và thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh, dị tật não bẩm sinh,… Những nguyên nhân này sẽ khiến bé ngủ hay giật mình, quấy khóc cựa  mình liên tục.
  • Trẻ bị các bệnh lý về hô hấp như ngạt mũi, ngứa mũi, khó thở, viêm phổi,….Những bệnh này sẽ khiến trẻ  ngủ không ngon giấc và hay giậy mình
  • Khi da trẻ bị tổn thương, ngứa, nóng rát hoặc tai trẻ bị côn trùng chui vào trong lúc ngủ cũng khiến em bé hay giật mình khi ngủ.

Tác hại của tình trạng em bé ngủ hay giật mình

Phản xạ giật mình vốn là để bảo vệ trẻ sơ sinh tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra liên tục khiến trẻ Ngủ không đủ giấc và quấy khóc nhiều sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn như:

Chậm tăng cân

Giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ. Nếu trẻ được ngủ say và đủ giấc sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hoocmon tăng trưởng giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Đây cũng là vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể của trẻ.

Nếu em bé ngủ hay giật mình, quấy khóc nhiều thì chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ sẽ không được đảm bảo. Trẻ sẽ chậm tăng cân cũng như không phát triển được nhiều về chiều cao. Trong khi đó đây lại là hai yếu tố quan trọng để trẻ có thể phát triển cách tốt nhất.

Giảm khả năng nhận thức

Não bộ của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một tác động nhỏ là đã có thể khiến não bộ của trẻ bị tổn thương vĩnh viễn. Trong những năm đầu đời, não bộ của trẻ chưa được phát triển cách hoàn thiện, những tác động trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ.

Tác hại của tình trạng em bé ngủ hay giật mình
Tác hại của tình trạng em bé ngủ hay giật mình

Đối với những em bé ngủ hay giật mình thường sẽ có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những em bé được ngủ ngon trong các năm đầu đời. Đây là một nghiên cứu đã được các nhà khoa học công bố. Hơn thế nữa, tình trạng em bé ngủ hay giật mình còn là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm hoocmon ở trẻ, ức chế các tế bào miễn dịch phát triển. Trẻ sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Hiện tượng em bé ngủ hay giật mình, khóc liên tục, khó dỗ sẽ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.

Trẻ dễ bị đói lã, giảm sữa  mẹ

Nhớ em bé ngủ hay giật mình và quấy khóc đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu bú. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hậu quả là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

>> Xem thêm:

Các biện pháp làm giảm tình trạng em bé ngủ hay giật mình

Tình trạng em bé ngủ hay giật mình dù là vì nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và gây nên một số hậu quả như bên trên. Để làm giảm tình trạng này và giúp em bé có một giấc ngủ ngon hơn cũng như một sức khỏe tốt hơn, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Cho trẻ ngủ không gian yên tĩnh thoải mái, nhiệt độ phòng vừa đủ không được quá nóng cũng không được quá lạnh.
  • Đảm bảo cho trẻ bú vừa đủ.
  • Sử dụng các loại tã phù hợp với làn da của trẻ. Nên lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ khi ngủ. Cũng  chú ý thay tã thường xuyên cho bé
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để  trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu, không có côn trùng trên giường khi bé ngủ.
  • Khi thấy em bé ngủ hay giật mình những người thân có thể bế bé lên, hát, vỗ về, âu yếm với trẻ để tạo cảm giác an tâm cho trẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bởi lúc này trẻ vẫn đang hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ. Nếu mẹ ăn kiêng sẽ không đủ sữa cho trẻ bú, dẫn đến thiếu chất cần thiết cho cơ thể trong đó có canxi.
  • Nên thường xuyên tắm nắng cho trẻ, tắm vào buổi sáng lúc mặt trời chưa quá gắt. Cha mẹ có thể nghiên cứu để bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ ngay sau khi trẻ mới sinh.
  • Bó hẹp quá lâu trong tã giấy và khăn quấn khiến bé không thoải mái. Các mẹ tập cho bé vận động để cơ bắp được linh hoạt, giúp tăng khả năng phản xạ kiểm soát của bản thân. Hãy bắt đầu những bài tập đơn giản cho bé như nằm ngửa và cầm chân bé thực hiện động tác đạp xe đạp hoặc để bé nằm sấp và tự ngóc đầu lên.
  • Nếu đã thực hiện hết các giải pháp bên trên mà em bé ngủ vẫn hay giật mình thì cha mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để được kiểm tra cách toàn diện nhất và tìm ra nguyên nhân của vấn đề này. Từ đó, sẽ có cách giải quyết đúng đắn hơn.
Các biện pháp làm giảm tình trạng em bé ngủ hay giật mình
Các biện pháp làm giảm tình trạng em bé ngủ hay giật mình

Để giúp con trẻ có được một sức khỏe và phát triển toàn diện nhất cha mẹ nên biết cách để phân biệt và làm giảm tình trạng em bé ngủ hay giật mình. Bài viết ở trên đã nêu rõ tất cả các nội dung liên quan đến vấn đề này. Hy vọng các bậc làm cha mẹ sẽ có cách giải quyết đúng đắn khi em bé ngủ hay giật mình.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)