Trẻ em như búp trên cành – Chủ nhân tương lai của đất nước

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Trẻ em được nhận định là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em có vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó và xuất phát từ tình yêu thương trẻ em, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

Vậy Trẻ em như búp trên cành được hiểu như thế nào? Và trẻ em – những búp măng non của đất nước có tầm quan trọng ra sao? Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước? Cùng tìm hiểu về quan niệm của bài viết này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nói “trẻ em như búp trên cành”?

Lúc sinh thời Bác Hồ đã khẳng định trẻ em giống như “búp trên cành”. Như đã biết, “búp trên cành” là bộ phận non nớt của cây, vừa đẹp nhất, sáng nhất và cũng tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, đây cũng là phần yếu ớt nhất, rất dễ bị phá hoại, tổn thương. Trẻ em cũng tương tự như vậy. Đây là thế hệ trẻ của đất nước, của xã hội. Trong tương lai, trẻ em sẽ là người làm chủ đất nước. Nhưng trẻ em cũng rất dễ bị tổn thương. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là điều cực kỳ quan trọng. Điều đó hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ nói riêng, tương lai của xã hội nói chung. 

Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Vị trí của trẻ em trong xã hội

Trẻ em là một phần tử quan trọng tạo nên giá trị của xã hội. Đây là những người chưa trưởng thành về hình dáng, tuổi tác, tâm sinh lý,… Tại sao nói trẻ em là hạt nhân quan trọng của xã hội? Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Trong tương lai, trẻ em sẽ trở thành nhân tố chính ảnh hưởng, quyết định đến sự phát triển về kinh tế, khoa học công nghệ của xã hội. 
  • Quan điểm truyền thống “Tre già măng mọc” đã phần nào khẳng định được vai trò của trẻ em. Trong tương lai, trẻ em sẽ thay thế ông cha, bố mẹ làm chủ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Đây sẽ là lực lượng nòng cốt tạo ra các giá trị trong tương lai, duy trì nòi giống, giáo dục và đào tạo các thế hệ tiếp theo để viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.

Xem thêm:

Chăm sóc, bồi dưỡng trẻ em là trách nhiệm của tất cả chúng ta

  • Trẻ em là lứa tuổi non nớt cả trong suy nghĩ, hành động. Bản thân trẻ chưa có khả năng nhận thức được tất cả các sự việc trong cuộc sống. Đây là giai đoạn tác động chính đến tương lai của một người. Trẻ em hoàn toàn có thể chịu tác động, bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, bởi cách giáo dục.
  • Mỗi đứa trẻ sẽ là một tấm gương phản chiếu chính xác hình ảnh, hiện thực cuộc sống. Do đó việc nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ sẽ có tác động lớn đến kinh tế và thế hệ mai sau.
  • Trẻ em chỉ là một tờ giấy trắng vì vậy bất cứ điều gì đều ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành động sau này. Vì vậy cần tạo môi trường phát triển lành mạnh, toàn diện để tạo nên thế hệ trẻ có ích cho xã hội.
  • Chăm sóc, giáo dục, tạo môi trường lành mạnh để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất, trí tuệ và đạo đức là trách nhiệm của mọi người. 
Chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mọi người
Chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mọi người

Luật pháp, chính sách bảo vệ quyền trẻ em

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và trên Thế giới phê chuẩn công ước về Quyền trẻ em năm 1990. Điều đó cho thấy sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương đặc biệt của Nhà nước đối với trẻ em.

  • Thời gian gần đây, các chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và đúng hướng hơn. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục để được lớn lên một cách lành mạnh và an toàn nhất.
  • Việc cải thiện cả về y tế, đầu tư giáo dục, cũng cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nói chung, của gia đình nói riêng đối với thế hệ măng non đất nước.

Những báo động về xâm phạm quyền trẻ em

Trong những năm trở lại đây, tình trạng bạo lực trẻ em đã và đang trở thành vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Liên tiếp những vụ bạo hành, bóc lột sức lao động trẻ em gây ức chế, phẫn nộ trong cộng đồng. Những vụ bóc lột sức lao động của trẻ em trong suốt thời gian dài gây ám ảnh đến tâm lý, tinh thần của trẻ.

Rất nhiều sự việc các cô giáo đánh đập, bạo lực những đứa trẻ ngây thơ vô tội. Các cô giáo chính là “người mẹ thứ hai” của các con mà lại nhẫn tâm đánh đập các con. Những vụ việc gây xôn xao dư luận về sự bạo hành, đánh đập tàn bạo của chính bố mẹ đẻ với con ruột. Dư luận sẽ chẳng thể nào quên được cái chết đau đớn của cháu bé 3 tuổi bị chính mẹ đẻ và cha dượng hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần,…Đây là hồi chuông cảnh tỉnh lớn đối với tất cả chúng ta về những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em. 

Phát huy tối đa quyền trẻ em

Có thể thấy, mặc dù có Pháp luật về quyền trẻ em, song vẫn tồn tại rất rất nhiều những tiêu cực xảy đến với trẻ em. Điều này đã và đang là một vấn đề lớn cần được bàn bạc, giải quyết một cách triệt để nhất.

Để trẻ em được sống, phát triển hoàn thiện nhất, mỗi chúng ta cần:

  • Trước tiên, mỗi người cần nhận thức vị trí của trẻ em đối với tương lai, tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 
  • Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Cần đi sâu vào các biện pháp cụ thể, tránh các lý thuyết suông.
  • Nghiêm túc nhìn nhận lại điểm tích cực, hạn chế trong pháp luật bảo vệ trẻ em. Đặc biệt là việc xử lý pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 
  • Tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em vào thực tế cộng đồng.
  • Xây dựng các chính sách về y tế, giáo dục đối với trẻ em.
Phát huy quyền trẻ em là cách để trẻ em phát triển
Phát huy quyền trẻ em là cách để trẻ em phát triển

“Trẻ em là búp trên cành” là một lời dạy  ngắn gọn mà cũng rất sâu sắc thể hiện được tình cảm sâu sắc của Bác dành cho thế hệ trẻ. Trẻ em đã và đang được quan tâm hơn trong cuộc sống. Trong tương lai, đây sẽ là những người thay đổi tương lai cả đất nước, cả xã hội. Do đó, nuôi nấng, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Bình luận Facebook
5/5 - (1 vote)