5 điều nên tránh khi pha sữa cho con

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Bên cạnh sữa mẹ, sữa ngoài là nguồn chất rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ dành cho trẻ. Ngoài ra, sữa còn là thực phẩm lý tưởng cho việc phòng chống và điều trị cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh suyễn và các bệnh nguy hiểm khác ở trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách pha sữa thì cũng thành công cốc, bởi pha sữa sai cách sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng của sữa theo tính toán của nhà sản xuất nữa. Sau đây là 5 điều nên tránh khi pha sữa cho con mà bạn cần chú ý.

>>10 cách để bảo mẫu dỗ bé khóc

Điều cần tránh khi pha sữa cho em bé
Điều cần tránh khi pha sữa cho em bé

1. Cho trứng vào sữa

Các protein trong trứng kết hợp với chất trypsin có trong sữa đậu nành sẽ sản sinh ra các chất gây khó tiêu, đầy bụng và làm sữa mất đi giá trị dinh dưỡng. Do đó, tuyệt đối không nên kết hợp hai món này với nhau để tránh gây ra những trường hợp rối loạn dinh dưỡng không mong muốn.

2. Pha sữa bột không đúng nhiệt độ yêu cầu

Để pha sữa bột, bạn cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt là việc đảm bảo đúng nhiệt độ yêu cầu. Pha với nước quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong sữa như protein, vitamin… , bởi ở nhiệt độ cao, các chất này sẽ bị phân giải rất nhanh; còn nếu pha sữa bột với nước lạnh thì sữa lại không đủ độ “chín”, các chất dinh dưỡng không được hòa tan hết, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.

Nhiệt độ của nước pha sữa là rất quan trọng
Nhiệt độ của nước pha sữa là rất quan trọng

Vì vậy, bạn cần chú ý nhiệt độ của nước khi pha sữa. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nhiệt độ lý tưởng nhất để pha sữa cho trẻ là khoảng 40-50 độ C, một số loại sữa cho trẻ 0-9 tháng của Nhật thậm chí yêu cầu pha sữa với mức nhiệt 70 độ C, sau đó mới đổ thêm nước lạnh để trung hoà.

3. Cho trẻ uống thuốc cùng sữa

Một sai lầm lớn của  nhiều người là khi cho trẻ uống thuốc thường dùng sữa thay nước để uống. Vì thuốc thường có vị đắng và gây khó khi cho trẻ uống thuốc, nên các bà mẹ thường một công đôi việc, cho trẻ uống sữa cùng với thuốc để đánh lừa vị giác của trẻ. Việc làm này có thể gây ra tác dụng phụ, vừa làm các thành phần dinh dưỡng trong sữa bị mất đi do một số loại thuốc có thể phá hủy chúng, vừa giảm hiệu quả trị bệnh của các loại thuốc ấy.

4. Cho con uống sữa khi đói

Với những em bé tầm tuổi mẫu giáo, khi nguồn thực phẩm thiết yếu nhất không còn là sữa thì việc xoa dịu cơn đói của con bằng sữa do mẹ chưa nấu cơm kịp lại là lợi bất cập hại. Khi bé quá đói, việc mẹ đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể bé lúc này sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, cản trở các hoạt động vui chơi có lợi cho tiêu hóa.

Thời điểm cho con uống sữa tốt nhất nên vào khoảng 3-4 giờ chiều như một bữa ăn phụ cho con trong ngày, thời điểm mà bé chưa quá đói là lý tưởng nhất.

5. Pha sữa bột kèm sữa ông thọ

Vì điều kiện kinh tế hạn chế nên nhiều bà mẹ thường pha thêm sữa đặc vào sữa bột cho con uống, mà không biết rằng việc làm này vô cùng nguy hiểm.. Bởi vì liều lượng ngọt quá cao sẽ gây tình trạng sâu răng, xơ cứng động mạch và các bệnh nguy hiểm khác không tốt cho sức khỏe của bé. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu cũng như khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể chưa được hoàn thiện, việc làm này sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng và dẫn đến những hậu quả khó lường.

Bạn có thể tham khảo: Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ

Bình luận Facebook
5/5 - (2 votes)