Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Lời ru Quen Thuộc✔️❤️

Bảng giá dịch vụ giúp việc Hồng Doan

Tuổi thơ của những đứa trẻ Việt Nam luôn luôn gắn liền với những câu hát ru a ơi của bà của mẹ. Giai điệu quen thuộc đưa ta vào những giấc ngủ thần tiên. Cùng trở lại tuổi thơ với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi, má em nóng hổi
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi
Mẹ thương Akay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân.

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka Lưi
Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi
Mẹ thương Akay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi.

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để đánh trận cuối
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi
Mẹ thương Akay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người tự do.

Tác giả của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với tác phẩm nổi tiếng Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với tác phẩm nổi tiếng Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Năm sinh và quên quán

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tên khác là Nguyễn Hải Dương sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943. Ông sinh ra tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Lộ, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiểu sử nhà thơ- nhà chính trị Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong thời kì cuộc chiến trang vệ quốc đang diễn ra cao trào. Ông là một nhà thơ, nhà chính trị lớn của Việt Nam. Gia đình ông là một gia đình danh giá, có truyền thống hiếu học và yêu nước. Thân sinh của ông là cụ Nguyễn Khoa Đăng, một quan nội giám có tài yên dân, được nhân dân ca ngợi. Cụ nội ông từng làm chức quan bố chánh. Ông nội ông là nhà nho có tinh thần yêu nước từng được bầu vào Viện dân biểu Trung Kì do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Viẹn trưởng. Bà nội ông là cháu nội vua Minh Mạng.

Khi còn nhỏ ông theo học tại trường ở quê nhà. Đến năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc, học tại trường dành cho học sinh miền nam. Ông từng là sinh viên của đại học Sư phạm Hà Nội tốt nghiệp khóa năm 1964. Khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, ông rất tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở nhà trường cũng như địa phương như viết báo, làm thơ… Chủ đề lớn trong các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm đó là tình yêu quê hương, đất nước cũng như con người Việt Nam. Đồng thời ông cũng tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sự nghiệp Văn học của Nguyễn Khoa Điềm:

  • Năm 1975, ông trở thành thành viên Hộ nhà văn Việt Nam.
  • Sau năm 1975, ông giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ thuật Bình -Trị -Thiên.
  • Ông có mặt trong Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III.
  • Năm 1994, Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội làm thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin.
  • Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký hội Nhà Văn Việt Nam khóa V.

Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Khoa Điềm:

  • Trước năm 1975 ông tham gia các phong trào yêu nước. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Năm 1968, chiến dịch Mậu Thân chiến thắng, ông được giải thoát và tiếp tục trở lại hoạt động.
  • Sau năm 1975, ông tham gia công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản và trở thành một Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng giữ chức Phó Bí thư thường trực  tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế.
  • Năm 1996, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII.
  • Ông là Đại biểu Quốc hội khóa X nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Từ tháng 11/ 1996 ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
  • Năm 2001, ông trở thành Ủy viên bộ Chính trị, bí thư Trung ương, trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tại đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX.

Một số bài thơ khác cùng tác giả

  • Đất nước
  • Mẹ và quả
  • Lời chào
  • Có một ngày
  • Sông Hương
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm 1974
  • Cửa thép 1972
  • Đất và khát vọng
  • Trường ca
  • Nơi Bác từng qua
  • Tháng chạp ở Hồng Trường
  • Tình ca
  • Tiễn bạn cuối mua đông
  • Tuổi trẻ không yên
  • Khoảng trời yêu dấu

Các giải thưởng đã đạt được

  • Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm.
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô ( giải B)  với tập thơ Cõi lặng năm 2010.
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Sự nghiệp Văn học của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Vừa là một nhà thơ lại chân chính là một người chiến sĩ cách mạng nên thơ ông giàu tính chiêm nghiệm, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người và tinh thần dân tộc. Ông là một người lao động nghệ thuật rất nghiêm túc, khắt khe với các tác phẩm của mình. Thơ ông luôn mang một phong cách riêng, nét riêng. Những tác phẩm của ông tuy là những đề tài quen thuộc, đã từng được nhiều người đưa vào thơ ca nhưng qua những sáng tạo mới mẻ cùng tâm hồn cao đẹp đã giúp thơ của Nguyễn Khoa Điềm luôn có một chỗ đứng trong lòng độc giả.

Hơn nửa cuộc đời công hiến cho văn học, cho cách mạng hiện ông đang nghỉ hưu tại quê nhà. Tuy sự nghiệp chính trị kết thúc, nhưng con đường thơ ca của ông vẫn tỏa sáng. Hằng ngày ông vẫn sáng tác, vẫn tham gia các cuộc tọa đàm, sự kiện văn học.

Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được ra đời vào ngày 25/3/1971 khi ông tham gia cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Vì đơn vị hết gạo, ông cùng những chiến sĩ trong đơn vị đi gùi gạo ở cơ sở của ta. Những người mẹ của dân tộc Tà- Ôi vừa địu con vừa giã gạo , đem cho bộ đội nhwunxg hạt gạo trắng ngần làm nhà thơ liên tưởng đến những vất vả, hy sinh thầm lặng của họ. Về đến đơn vị, chỉ kịp đặt gùi gạo xuống, với cái khăn lau mồ hôi, Nguyễn Khoa Điềm đã ngồi ngay vào bàn viết ra bài : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Sau này bài thơ được in trong tập ” Đất và khát vọng” năm 1984.

Hình ảnh đẹp người mẹ địu con lên nương rẫy.
Hình ảnh đẹp người mẹ địu con lên nương rẫy.

Ý nghĩa của bài thơ

Bài thơ là khúc hát ru con thường ngày của người mẹ dân tộc Tà-ôi. Cả bài gồm ba khúc hát, người mẹ hiện lên với những hình ảnh rất đỗi thân thuộc trong cuộc sống lao động thường ngày: mẹ giã gạo, mẹ tỉa bắp trên núi Ka-Lưi, mẹ đi chuyển lán. Bài được sáng tác theo làn điệu dân ca, hát ru của những người dân tộc miền núi Trị Thiên vừa gần gũi lại sáng tạo, rất dễ đi vào lòng người.

Mở đầu mỗi điệu là điệp khúc lời ru con da diết:

” Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ ”

Đó là tình mẹ ấm ấp, cũng chính là tình thương yêu của tác giả đối với những đứa trẻ đáng yêu. Người dân tộc có phong tục địu con khi làm việc như giã gạo, lên rẫy, quay lúa, dệt vải… Những em bé dân tộc đã quen với cuộc sống trên lưng mẹ, từ đó mà lớn lên. Lưng mẹ như chiếc nôi yên bình, ấp ủ những ước mơ đẹp. Những giấc mơ mang theo mơ ước của mẹ về cuộc sống ấm no, về sự tự do của dân tộc.

Người mẹ đó với dáng hình bé nhỏ, “vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, lưng đưa nôi và tim hát thành lời” nhưng lại là một người mẹ vĩ đại. Mẹ vừa lao động chăm chỉ để tạo ra lương thực, vừa chăm sóc đứa con bé nhỏ của mình. Nhưng trong lòng người mẹ chưa bao giờ quên tình yêu, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

Khúc hát đầu tiên đó là điệu ru khi mẹ giã gạo.  Tác giả sử dụng những từ ngữ hoán dụ rất đắt ” mồ hôi, má, vai, lưng, tim” thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với em. Ông còn tinh tế trong cách so sánh ” nhịp chày nghiêng” với ” giấc ngủ em nghiêng”. Mẹ thì đang vung những nhịp chày nhịp nhàng cho ra những hạt gạo ngọc ngà ấm tình quân dân, tình đồng bào, đồng chí. Em ngủ trên lưng giấc ngủ bình yên, mơ vềmùa màng bội thu, về cuộc sống sung túc sau này của đồng bào ta. Mẹ làm việc với tình yêu say mê, với ước mơ về ngày giải phóng dân tộc, con ngủ cho ngoan để mẹ còn tạo ra những hạt gạo trắng ngần nuôi chú bộ đội. Các chú đang ngày đêm bảo vệ quê hương, đất nước, nơi mẹ con chúng ta đang sống. Rồi sau này con lớn, con được ăn cơm ngon, được cắp sách tới trường, tiếp bước cha ông, làm chàng trai dũng cảm, ” vung chày lún sân” tạo ra nhiều của cải.

Khúc hát ru  thứ hai là điệu ru khi mẹ lên rẫy tỉa bắp. Vẫn hình ảnh quen thuộc mẹ địu em cùng đi rẫy. Công việc dù có nhọc nhằn vất vả đến đâu thì có em bên cạnh mẹ như có thêm động lực tiếp tục làm việc. Sự so sánh giữa hình ản “lưng núi thì to” mà ” lưng mẹ nhỏ” càng cho thấy được sự vĩ đại của người mẹ. Mặt trời của bắp là mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Còn nguồn sống của mẹ, em bé nhỏ, ngoan ngoãn đáng yêu thì lại đang nằm trên lưng mẹ. Con là niềm tin, khát vọng về một tương lai tươi sáng. Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ, tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.

Trong khúc hát ru cuối, mẹ không chỉ địu em giã gạo, địu em đi rẫy mà còn địu em vào chiến trường. Mẹ ngoài là người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến thì mẹ cũng là một người chiến sĩ cách mạng yêu nước. “Mẹ địu em đi để dành trận cuối” thể hiện quyết tâm của mẹ trong cuộc chiến khốc liệt bảo vệ tổ quốc này. Không chỉ mẹ, đây cũng là niềm tin tất thắng của những bà mẹ nói riêng và người dân đất nước ta nói chung. Nhân dân ta luôn tin tưởng lấy đạo nghĩa mà thắng hung tàn, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh phá tan âm mưu đen tối của giặc thù. Mẹ địu em đi để thấy được tội ác của thằng giặc Mỹ, khiến mẹ con phải xa quê hương, có nhà, có bản làng mà không được về. Lớp lớp người cùng nhau ra trận, ” anh thì cầm súng, chị thì cầm chông” cùng với ý chí chiến đấu để đánh đuổi ngoại xâm. Giấc mơ của em mang theo niềm tin của mẹ, về Bác, về một đất nước tự do dân chủ.

Lời bài thơ như như lời tâm tình từ tận đáy lòng người mẹ. Người mẹ dân tộc thiểu số này cũng đại diện cho tất cả những bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kì bấy giờ. Họ yêu thương con tha thiết, luôn luôn hy sinh vì con nhưng cũng sẵn sàng góp sức lực nhỏ bé của mình để cùng cả nước chiến đấu bảo vệ đất nước.

>> Bạn không nên bỏ lỡ:

Phổ nhạc thành bài hát ru với giai điệu êm tai

Từ những lời thơ bình dị, gần gũi nhưng đầy chất nhạc, nhạc sĩ Trần Hoàn sau khi có duyên được tiếp xúc với tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã phổ nhạc thành bài Lời ru trên nương. Giai điệu của lời ru mang âm hưởng dịu dang, đằm thắm chứa đựng tình cảm âu yếm, nâng niu đầy bao dung của người mẹ. Bài hát sử dụng nhịp 2/4 một cách đầy ẩn ý. Đây không phải bài hát ru con trong cuộc sống yên ả, thái bình mà là trong trận chiến tranh vệ quốc khốc liệt của dân tộc ta. Với Lời ru trên nương, nhạc sĩ Trần Hoàn đã sử dụng ngôn ngữ âm nhạc một cách ” đắt” nhất để thể hiện đầy đủ cấu tứ bài thơ. Bài hát có sức rung động mãnh liệt tới trái tim người nghe. Cũng bởi vậy mà đã ra đời hơn 40 năm bài hát vẫn có sức sống mãnh liệt được mọi người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi yêu thích. Một trong những tác phẩm hiếm hoi phổ thơ có sự hài hòa về lời thơ cũng như âm nhạc.

Một số bài hát ru hay dành cho trẻ nhỏ

Mẹ yêu con- nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Á ru hời ơ hời ru

Mẹ thương con có hay chăng

Thương từ khi thai nghé trong lòng

Mấy nắng sớm chiều mưa ròng,

Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng.

Á ru hời ơ hời ru

Kháng chiến đã giành chiến thắng về cho đời

Bóng đất nước hình như bóng dáng con tôi

Ôm con ra mái hiên nhìn đàn chim rộn ràng hót

Giữa mùa xuân mừng con sẽ góp phần

Tương lai con đẹp lắm

Mẹ hát muôn lần

Á ru hời ơ hời ru

Miệng con chúm chím như đài hoa đang hé trêb cành

Khát nắng mới và sương lành

Lá thắm rung cánh tay ôm ấp lấy hòa bình

Á ru hời ơ hời ru

Nhớ những lúc mừng con lẫy rồi con ngồi

Thoáng thấy đó hình như bóng dáng bao người

Đang vươn lên đấu tranh ngày càng lớn, ngày càng tiến.

Bước càng nhanh mừng con biết đi rồi

Đi trên con đường mới.

Bài hát được sáng tác năm 1956 trong niềm hạnh phúc vô bờ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khi đón đứa con gái bé bỏng chào đời. Giá trị của ca khúc không đơn giản dừng ở đó mà nó còn hòa quyện nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống của dân tộc và đời sống nhân dân một cách đồng điệu.

Ru con Nam Bộ

Gió mùa thu mẹ ru mà con ngủ

Năm canh chày, là năm canh chày thức đủ vừa năm

Hỡi chàng chàng ơi, hỡi người người ơi

Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng

Hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ đi con

Con hỡi con hỡi con hời hỡi con

Chí làm trai say mê mà yêu nước

Em nỡ dạ nào, em nỡ dạ nào trách mối tình ơi.

Hỡi chàng là chàng ơi, hỡi người là người ơi

Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng.

Hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ đi con

Con hời mà con hỡi, con hỡi con hời con hỡi con

Đến mùa xuân trong cơn gió thắm

Cha con về là cha con về, con nắm tay cha

Hỡi người người ơi, hỡi chàng chàng ơi

Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng

Hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ đi con

Con hời con hỡi, con hỡi con hời hỡi con.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ Việt Nam ” anh hùng-  bất khuất- trung hậu- đảm đang”. Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đây cũng là một bài hát ru quen thuộc của những đứa trẻ từ khi còn nằm nôi với giọng ru ấp áp, da diết của bà, của mẹ.

Bình luận Facebook
3.7/5 - (3 votes)